quả kém hơn.
Những dạng phản hồi mà chúng ta nhận được từ cha mẹ, giáo viên, cố vấn
khi chúng ta còn trẻ đã tác động rất lớn đến niềm tin mà chúng ta dựa vào để
phát triển khả năng của mình – bao gồm cả việc liệu chúng ta có thấy việc
phát triển khả năng thông qua thực hành và cố gắng là việc đương nhiên hay
không đổi. Việc nói với một nghệ sỹ trẻ rằng cô ấy “thật sáng tạo”, “tài
năng” hoặc “có tài năng thiên phú” ngụ ý rằng sự sáng tạo và tài năng đó là
những phẩm chất mà người đó có thể có hoặc không. Kết quả rất rõ ràng:
Khi một dự án hóa ra không hiệu quả hoặc tác phẩm của nghệ sỹ đó bị từ
chối, cô ấy sẽ coi đó là bằng chứng cho thấy cô ấy không “sáng tạo” hoặc
“tài năng”, hơn là coi phản hồi đó là dấu hiệu cho thấy cô ấy cần nỗ lực hơn
nữa hoặc tìm ra một cách tiếp cận vấn đề hoàn toàn mới.
Hai kiểu tư duy: Tốt và tốt hơn
Chúng ta đều tiếp cận các mục đích mà chúng ta theo đuổi với một trong hai
kiểu tư duy: mà theo cách gọi của tôi là tư duy “Trở nên tốt”, nơi mà sự tập
trung được đặt cả vào việc chứng tỏ bạn có sẵn rất nhiều khả năng và rằng
bạn biết đích xác những gì bạn đang làm, và tư duy “Trở nên tốt hơn”, tập
trung vào việc phát triển khả năng của bạn và học hỏi những kỹ năng mới.
Bạn có thể nghĩ đó là sự khác biệt giữa việc muốn chỉ ra rằng bạn thông
minh so với việc muốn trở nên thực sự thông minh hơn.
Khi sở hữu tư duy “Trở nên tốt”, chúng ta luôn so sánh thành tích của mình
với thành tích của người khác, để xem chúng ta đánh giá và công nhận tài
năng của bản thân ra sao. Đây là lối suy nghĩ xuất phát từ việc chúng ta được
nhận quá nhiều lời khen ngợi về “khả năng” và đi đến việc tin rằng những tài
năng của chúng ta là thiên bẩm và không đổi. Đó cũng là lối suy nghĩ mà
chúng ta vẫn thường chấp nhận một cách vô thức khi môi trường của chúng
ta được đánh giá rất cao – khi công việc của chúng ta thường xuyên được
đánh giá bởi những người khác. Đối với những công việc sáng tạo, điều này
rất đúng – đánh giá và phê bình là một phần không thể tránh khỏi trong cuộc
sống của bất kỳ nghệ sỹ nào.
Vấn đề với lối suy nghĩ “Trở nên tốt” là nó sẽ khiến chúng ta dễ tổn thương
khi mọi thứ trở nên khó khăn hoặc khi những người mà chúng ta đem ra để
so sánh với bản thân quá xuất chúng. Chúng ta sẽ nhanh chóng nghi ngờ khả
năng của bản thân (“Ôi không, có thể tôi không giỏi làm việc này”), và điều
này tạo ra vô vàn những nỗi lo sợ. Trớ trêu thay, việc lo lắng về khả năng
của bản thân sẽ khiến bạn thất bại nhiều hơn. Vô số những nghiêm cứu đã