người cộng tác. Rất nhiều nghệ sỹ tại Broadway tham gia vào nhiều hơn một
vở nhạc kịch cùng lúc; ví như, họ phát triển các mối quan hệ giữa những
thành viên của những đội khác nhau. Hai nhà nghiên cứu đã thiết kế một
nghiên cứu để kiểm chứng xem sức mạnh hoặc sự đa dạng của những mối
quan hệ đó có ảnh hưởng đến thành công trong công việc của họ không.
Uzzi và Spiro đã cùng nhau phân tích gần như tất cả các vở nhạc kịch của
Broadway từ năm 1945 đến 1989. Kết quả cuối cùng là dữ liệu về 474 vở
nhạc kịch và 2.092 nghệ sỹ, bao gồm những huyền thoại của Broadway từ
Cole Porter đến Andrew Lloyd Webber. Một khi có được những dữ liệu nền
tảng này, hai nhà nghiên cứu đã phân tích từng buổi biểu diễn để tính toán
mạng lưới phức tạp của các mối quan hệ trong công việc và sự cộng tác giữa
các nhà sản xuất, đạo diễn, diễn viên và biên đạo. Các nhà nghiên cứu đã
phát hiện ra rằng thế giới của những vở nhạc kịch Broadway là một sự liên
kết dày đặc với nhiều cá nhân cùng tập trung vào một sản phẩm, sau đó sẽ đi
một hướng riêng để tham gia vào một dự án mới cùng với một vài cộng sự
đã từng hợp tác trong năm ngoái. Sự năng động này tạo ra thứ hiện được gọi
là “mạng lưới thế giới bé nhỏ”, một mảnh đất màu mỡ cho các đội kết nối,
hợp tác và chia rẽ nếu cần thiết.
Các nhà nghiên cứu thậm chí còn tìm được một cách để đo lường mức độ lặp
lại của sự hợp tác trong bất cứ năm hoạt động nào, một giá trị mà họ gọi là
“thương số thế giới nhỏ” hoặc đơn giản là Q. Q là một chỉ số đo lường mức
độ đa dạng và đồng nhất mà các đội sản xuất của Broadway từ năm đó. Khi
chỉ số Q cao, các đội ngũ đang liên kết mật thiết với nhau; nhiều nghệ sỹ biết
nhau hơn và làm việc cùng nhau trong nhiều dự án hơn. Khi chỉ số Q thấp,
sẽ không có nhiều sự quen thuộc và sự hợp tác hiếm khi xảy ra. Uzzi và
Spiro sau đó đã so sánh chỉ số Q của mỗi năm với mức độ thành công về tài
chính và sự đón nhận chương trình năm đó của khán giả.
Với những gì chúng ta biết về đội ngũ, việc cho rằng các đội sản xuất đó có
chỉ số Q cao – những đội ngũ có rất nhiều kinh nghiệm làm việc cùng nhau
trong quá khứ – sẽ làm tốt hơn và sản xuất những chương trình sáng tạo và
thành công hơn là hoàn toàn hợp lý. Nghiên cứu của Uzzi và Spiro cũng
nhận ra rằng giả định này đúng đắn, nhưng chỉ tới một điểm nhất định. Thay
vì một đường thẳng gia tăng về thành công tỷ lệ thuận với sự đa dạng, thì các
đường có xu hướng giống đồ thị hình chuông hơn. Khi chỉ số Q của một năm
sản xuất tăng, đại diện cho sự đa dạng của cơ cấu mạng lưới, thành công về
tài chính và nghệ thuật cũng tăng đến một điểm tối ưu nhất định, khi chỉ số
Q cao hơn sẽ dẫn đến sự giảm các phép đo lường về thành công.