Chương IV. Chấp nhận rủi ro
Cách để nắm bắt thất bại và chấp nhận nhiều rủi ro (khôn ngoan) hơnư b
Không có gì vĩ đại từng được tạo ra bằng cách gắn chặt với hiện trạng. Nếu
muốn tạo ra một điều gì đó mới mẻ và khác biệt, khả năng chấp nhận rủi ro
cần phải trở thành một phần trong bạn.
Nhưng nói thì dễ, làm mới khó khi não bộ của chúng ta được kiểm soát để
tránh sự thiếu chắc chắn và luôn chọn vùng an toàn. Khi nghĩ về những rủi
ro, chúng ta luôn nghĩ đến những thất bại. Khi nghĩ về những thất bại, chúng
ta bắt đầu sợ hãi. Khi đó, trí não của chúng ta sẽ phát ra các tín hiệu để tránh
xa những điều đó.
Vậy bằng cách nào chúng ta có thể vượt qua được xu hướng tránh xa khỏi
những rủi ro bẩm sinh trong mỗi con người? Chúng ta sẽ xem xét khoa học
đằng sau nguyên do của sự thất bại, khám phá mức độ kiên trì để có thể tạo
ra những kết quả tích cực khi đối mặt với hàng loạt thất bại, và tìm hiểu cách
coi những lỗi lầm của chúng ta là thông tin có giá trị thay vì cơ hội đánh bại
bản thân chúng ta.
Mặt tích cực của rủi ro đó là – dù kết quả là gì – chúng ta hành động, học hỏi
và phát triển. Và khi ngày mai tới, chúng ta được trang bị tốt hơn để đối mặt
với nó.
Làm sáng tỏ yếu tố sợ hãi trong thất bại
— Micheal Schwable
Vào tối ngày 18/06/1976, sau khi tập dượt trước bạn bè trong nhiều tuần,
một thanh niên 22 tuổi, Jerry Seinfled bước lên sân khấu câu lạc bộ hài kịch
Catch a Rising Star tại New York để biểu diễn tiết mục đầu tiên của anh
trước công chúng với tư cách một diễn viên tấu hài. Seinfled cầm lấy mic,
nhìn khán giả và đơ người. Khi cất được lời, thì tất cả những gì anh có thể
nhớ là những chủ đề anh đã chuẩn bị để nói. Anh liệt kê chúng ra mà không
ngừng nghỉ (“bãi biển.....những chiếc xe...”) rồi sau đó vội vã kết thúc màn
biểu diễn. Màn biểu diễn đó chỉ diễn ra vẻn vẹn trong 90 giây. Seinfled sau
này đã kể lại thời khắc đầu tiên của anh dưới ánh đèn sân khấu, “Tôi thậm
chí còn không thể thốt nên lời... tôi đã hoàn toàn bị tê liệt trong sự sợ hãi.”