xa, theo Gilbert và Wilson, chúng ta có xu hướng nhấn mạnh quá mức vào
các sự kiện tiêu cực (tức thất bại) và bỏ qua những chi tiết khác trong cuộc
sống hàng ngày vốn có thể giúp chúng ta tiến lên và cảm thấy tốt hơn. Sự đe
dọa của thất bại có ảnh hưởng rất lớn, nó tiêu tốn sự chú ý của chúng ta.
Điều này xảy ra một phần là do các vùng não bộ chúng ta sử dụng để nhận
thức thực tại cùng là những vùng não bộ chúng ta dùng để tưởng tượng ra
tương lai. Khi cảm thấy sợ vấp ngã trong một công việc mới hoặc lo lắng về
sự xấu hổ khi làm các nhà đầu tư thất vọng hay để ý đến cảm giác của các
đồng nghiệp lúc đó, rất khó để tưởng tượng ra niềm vui mà chúng ta sẽ nhận
được từ vụ đầu tư tiếp theo và những hoạt động hàng ngày khác vốn là một
phần thú vị và cần thiết trong cuộc sống.
Chúng ta cũng đánh giá quá cao sự gay gắt của những phán xét mà những
người khác dành cho mình. Các nhà nghiên cứu, Tom Gilovich và Kenneth
Savitsky gọi đó là hiệu ứng ánh đèn sân khấu. Trong nhiều thí nghiệm của
họ về cách tình huống gây xấu hổ – như thi trượt một bài kiểm tra trí thông
minh hoặc phải mặc áo phông Barry Manilow trước mặt đồng nghiệp –
những người tham gia thường đánh giá sai về mức độ tiêu cực mà người
khác cảm nhận về những hành vi của họ. Chúng ta mong đợi những người
khác chú ý cao độ đến những thiếu sót của mình, nhưng lại bỏ qua việc xem
xét các yếu tố ngoại vi quan trọng, chẳng hạn như mức độ tương tác của
những kỷ niệm tích cực của mọi người trong quá khứ.
Nhưng bạn có thể vẫn tự hỏi, thế còn sự day dứt đau đớn của sự tiếc nuối thì
sao? Theo nghiên cứu của Gilovich và các cộng sự, chúng ta cũng tính toán
sai thời gian sự day dứt này kéo dài. Đầu tiên, nó đau đớn, nhưng chúng ta
đối mặt với nỗi đau của hành động tiếc nuối tốt hơn là chúng ta tưởng. Hệ
thống miễn dịch tâm lý của chúng ta hoạt động và giúp chúng ta tạo ra ý
nghĩa về những thất bại chúng ta vấp phải. Thất bại mang đến cho chúng ta
những phản hồi có giá trị mà chúng ta sử dụng để giải quyết những hành
động đáng tiếc của mình và cả việc cải thiện tình hình của chúng ta trong
tương lai.
Các nghiên cứu cho thấy rằng khi chúng ta nhìn lại cuộc đời của mình,
những sự hối tiếc phổ biến nhất không phải là những rủi ro chúng ta đã gặp,
mà là việc chúng ta không gặp rủi ro nào. Mọi người hối tiếc vì việc đã
không hành động nhiều gấp đôi việc đã hành động. Một số hối tiếc phổ biến
nhất bao gồm việc không chăm chỉ học hành hơn, không quyết đoán hơn và
không nắm bắt được cơ hội. Khi nghĩ lại, những gì mà họ không làm mới là
thứ mang lại thất vọng nhiều nhất.