TỐI ĐA HÓA NĂNG LỰC BẢN THÂN - Trang 9

Chương I. Tạo ra cơ hội

Xác định và tận dụng những cơ hội mới trong sự nghiệp.

Tư vấn nghề nghiệp theo cách truyền thống là một cách tiếp cận thụ động
trong quá trình xin việc: Chọn một danh sách công việc, ứng tuyển, chờ hồi
âm. Trúng tuyển, thể hiện bản thân, chờ được cất nhắc. Bắt đầu lại, tái lặp, ì
trệ. Nhưng kiểu thái độ “há miệng chờ sung” đó sẽ rất khó đưa bạn đến được
với thành công.

Với các nguồn lực của thế kỷ XXI trong tay, chúng ta có thể và nên trở thành
những người tham gia chủ động vào quá trình định hình tương lai của bản
thân. Chúng ta phải tìm ra các cơ hội chiến lược bằng tài xoay xở và khả
năng thích ứng của một doanh nhân khởi nghiệp, đồng thời phải tạo ra những
cơ hội cho chính chúng ta bằng cách không ngừng phát triển các kỹ năng của
bản thân – mài sắc năng lực của mình trong công việc.

Chúng ta cần quan sát thị trường đồng thời gắn liền những lợi ích và khả
năng của bản thân với nhu cầu của mọi người. Những cũng đừng quên đề
phòng những điều không mong đợi xảy đến – không bám quá chặt vào
những kế hoạch mà để tuột mất những cơ may.

Thành công hay sự vĩ đại không đến từ cách tiếp cận “dựa dẫm” liên quan
đến việc lập kế hoạch sự nghiệp. Hãy đón đầu cơ hội – và nó sẽ nằm trong
tầm với của bạn.

Hãy chuyên tâm vào công việc của bạn trước khi dành thời gian cho
đam mê

— Cal Newport

“Hãy làm theo đam mê của bạn” không phải là một lời khuyên hay. Tôi đã
đi đến kết luận này sau khi dành hẳn một năm để nghiên cứu một câu hỏi cơ
bản: Điều gì khiến mọi người yêu thích những gì họ làm để kiếm sống?
Nghiên cứu này đã nêu bật lên hai điều chống lại ý tưởng “làm theo đam
mê”. Đầu tiên, nó chỉ ra rằng rất ít người có đam mê phù hợp với công việc
họ làm sau đó. Vì vậy, việc bảo họ “làm theo đam mê” là một công thức dẫn
đến lo lắng và thất bại.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.