TÔI ĐÚNG, BẠN SAI - GIỜ THÌ SAO? - Trang 39

Nếu đối phương buộc tội bạn là không lắng nghe và không thấu hiểu họ, họ
đã đúng. Đây là một trong số những lý do khiến thẩm phán và bồi thẩm
đoàn chỉ tập trung vào người có vẻ hiểu nhầm hoặc không lắng nghe. Nếu
ai đó nói: “Anh không hiểu rồi” thì có thể là bạn đã không kiểm chứng lại
những gì bạn nghe được.

Nếu đối phương buộc tội bạn là không lắng nghe và không thấu hiểu họ, họ
đã đúng.

Bảy thói quen lành mạnh này có thể áp dụng cho mọi cuộc tranh luận và
thực sự quan trọng nên tôi sẽ dẫn lại ở đây lần nữa.

1. Không nên khăng khăng rằng mình đúng - cứng rắn thì chẳng thu được gì
và còn làm cho đối phương cứng đầu hơn.

2. Không dùng những câu hàm ý xúc phạm hoặc những kiểu thóa mạ “đồ
nọ, đồ kia” - điều đó chỉ làm cho mọi người chống trả quyết liện hơn, giận
dữ hơn và tàn nhẫn hơn.

3. Hãy chọn đúng thời điểm - hãy thận trọng nếu như đối phương đang quá
giận, quá bực bội, quá mệt mỏi hoặc căng thẳng nên không thể tiếp thu
được ý kiến của bạn.

4. Không bao giờ khẳng định tuyệt đối - mọi người trở nên phòng ngự hơn
khi chúng ta sử dụng những khẳng định tuyệt đối chống lại họ.

5. Không lan man chuyện nọ xọ chuyện kia - những chuyện trong quá khứ
sẽ làm cho cơn giận và sự chống chế leo thang đồng thời làm lệch hướng
các vấn đề ngay tập lức.

6. Hãy nghe và đừng chống chế - khi bạn chống chế, đối phương sẽ không
cảm thấy được lắng nghe và thấu hiểu và bản thân họ cũng trở nên phòng
thủ hơn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.