bên quản lý phải đồng ý rằng họ đã sai khi yêu cầu cắt giảm lương mạnh
như vậy - thay vì những gì họ thực sự cần, chính là những gì giúp cho công
ty tồn tại (vì nếu không thế thì các phi công không chỉ bị cắt lương mà còn
mất việc). Hậu quả là khi bản năng sinh tồn điều khiển, họ không thể nhìn
được bức tranh lớn hơn.
Mãi cho đến phút cuối cùng, sự sụp đổ này mới được ngăn chặn. Richard
Bloch, Chủ tịch ban hội thẩm phân xử, theo yêu cầu của tòa đúng như một
phần chương 11 thủ tục tố tụng, đòi nghiệp đoàn quay lại bàn đàm phán
ngay lập tức. Ông cũng đưa ra một thời hạn, hứa hẹn sẽ làm mất hiệu lực
hợp đồng hiện tại của các phi công nếu như họ không thể đạt được sự đồng
thuận trong khoảng thời gian cụ thể. Các phi công cũng hứa sẽ đấu tranh
nếu chuyện đó xảy ra. Ban quản lý nói rằng nếu các phi công tiếp tục đấu
tranh, Delta sẽ sụp đổ ngay lập tức. Giờ thì cả hai bên đã chia sẻ một mối
quan tâm chung sống còn - giữ cho công ty tồn tại và hoàn thành đúng thời
hạn. Với một cuộc khủng hoảng chung có nguy cơ nổ ra này, cuối cùng,
những cái đầu nguội hơn đã thắng thế.
Khi cả hai bên đều đã nhìn ra những gì họ cần, họ sẽ gác sang bên sự tức
giận của mình và hợp tác cùng nhau để cứu công ty. Ngõ cụt đã được phá
vỡ. Thành công của họ được thể hiện rõ ràng trong các thông cáo báo chí
của cả hai bên sau khi đã đạt được thỏa thuận. Chủ tịch nghiệp đoàn nói về
việc cắt giảm lương mà cuối cùng họ đã chấp nhận rằng “Hợp đồng mới...
mang lại lợi nhuận thực sự và bảo đảm việc làm cho sự hi sinh chưa từng có
gần đây của các phi công Delta vì công ty của chúng tôi. Chúng tôi mong
chờ Delta nhanh chóng vượt qua nguy cơ phá sản và cùng với những phi
công của mình sẽ trở lại là một công ty thành công.” Hãng hàng không cũng
ca ngợi nghiệp đoàn: “Các khoản tiết kiệm của các phi công là một thành
phần quan trọng, cần thiết và rất đáng trân trọng trong kế hoạch phục hồi
của Delta.” Cuối cùng, cả bên quản lý lẫn nghiệp đoàn đều đã tập trung vào
bức tranh lớn - bảo vệ công ty - hơn là việc đánh bại hay chiến thắng trong