gian, giương cung lên bắn chín mặt trời, cứu được nhân loại đang sắp bị tai
ương lút đầu đó là một hành động lớn lao anh hùng biết bao? Thế mà Hằng
Nga lại phản bội chàng, ăn vụng thuốc tiên để lên cung trăng, thì đó lại là
một linh hồn ti tiện nhơ bẩn biết bao, Thiên đế bắt nàng biến thành con cóc
xấu xí để ngàn người khinh ghét, vạn người phỉ nhổ, chẳng phải là đáng tội
lắm sao? Chỉ có cái xác xinh, mà không có một linh hồn đẹp, thì không
bằng đống phân chó của loài người, có quái gì mà đáng tiếc? Mẹ mà cũng
chê nghèo yêu giàu, mạnh ai ôm áo người ấy như Hằng Nga, thì con cũng
chẳng nhận một người mẹ như thế…
Phạm Ngọc Lan đâm ra e thẹn cúi đầu, một lúc lâu không nói gì.
Lại có một lần Phạm Ngọc Lan kể cho con trai mình nghe về công đức
vô lượng của Đường – Nghiêu. Cứ như lời nàng tả, thì Nghiêu là một ông
vua chí nhân chí thánh, là một con người trọn vẹn mọi vẻ từ chân đến
đầu…
– Theo ý con Nghiêu chưa chắc đã cái gì cũng tốt như thế – Điền Vũ cắt
ngang lời mẹ mình, hiên ngang ngẩng mặt lên nhìn thẳng vào mặt mẹ mình
không chớp mắt.
Câu nói ấy của Điền Vũ Khiến cho người mẹ trẻ kinh ngạc và sợ hãi đến
sởn gai gà, một tí tuổi đầu mà lại dám xấc xược với các bậc thánh triết tiên
hiền thế có chết người không kia chứ, đúng là “điếc không sợ sấm”…
Vẻ mặt của người mẹ khiến cậu con trai sững sờ, chẳng hiểu ra làm sao,
liền hỏi:
– Mẹ ơi! Con nói sai câu gì hay sao? “Ngọc không thể không có vết.,
người không thể cái gì cũng tốt”, chính mẹ đã chẳng thường dạy con như
thế đó sao?
Phạm Ngọc Lan nghiêm nét mặt nói:
– “Ngọc không thể không có vết, người không thể cái gì cũng tốt”, là nói
với người thường, với thánh nhân thì phải nói khác.
Điền Vũ đã thẳng thắn phản bác lại: