TỔNG ĐỐC HOÀNG DIỆU - Trang 11


.(Năm 1010, sau khi lên ngôi vua, Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa
Lư về thành Đại La, đổi tên là Thăng Long.HoàngThành này được nhiều
lần tôn tạo nguy nga, tráng lệ & cũng đã nhiều lần bị tàn phá…

Như cuối thế kỷ 13, quân Nguyên-Mông nhiều lần cướp phá Thăng Long.
Sang thế kỷ XIV (năm 1371 đến 1378), quân Chiêm Thành đã bốn lần đem
quân tấn công đốt phá kinh thành.Và hoang tàn hơn khi nhà Minh sang xâm
chiếm Việt Nam vào năm 1407, trong 20 năm liền họ đã phá nát nhiều cung
điện, đền chùa, bảo tháp…

Sang thế kỷ XVIII, thành bị sụt lở nhiều, khi nhà Tây Sơn ra
Thănglong.Các cửa thành đã đổ gần hết chỉ còn lại hai cửa Đại Hưng ở
phía nam và Đông Hoa ở phía đông…)

Các công trình trong thành được bố trí kế thừa những di tích xưa:

Chính giữa vẫn là điện Kính Thiên. Thềm điện Kính Thiên cao ba cấp, có
chạm những con rồng bằng gỗ. Gần điện có Hành Cung là nơi vua ngự mỗi
khi kinh lý Bắc thành. Từ điện Kính Thiên đi ra là Đoan môn, cấu trúc gồm
ba cửa trong đó cửa chính giữa dành cho nhà vua, hai cửa nhỏ dành cho các
quan lại. Đàn Xã Tắc để tế trời đặt bên trái ngoài Đoan Môn cùng một Đình
bia ghi công trạng của vua Gia Long.

( Mấy năm gần đây nhờ công tác khai quật khảo cổ họ cnên trả lời được
nhiều vấn đề sau bao năm tranh luận:
Thành Thăng Long đời Lý vẫn giữ nguyên vẹn vị trí cũ cho đến đời
Nguyễn. Núi Nùng (tức núi Long Ðỗ) vẫn là trung tâm của thành qua bao
thế kỷ...
Và Bắc Môn được xác định chính là Cửa Bắc của thành Hà Nội thời
Nguyễn…)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.