Năm 1805, Gia Long cho xây dựng Kỳ Đài (Cột Cờ) gần Đình bia. Để
xứng tầm với một “tỉnh thành”, năm 1831 Vua Minh Mạng ra lệnh hạ thấp
tường thành và đổi tên là thành Hà Nội.
Năm 1848, Vua Tự Đức cho phá dỡ các cung điện còn lại trong thành,
những đồ chạm khắc mỹ thuật bằng gỗ, đá đều đưa về Huế, chỉ còn sót lại
rồng đá ở điện Kính Thiên…
Lần tàn phá thành cuối cùng là khi quân Pháp tấn công Hà Nội vào cuối thế
kỉ XIX.
Khi họ vào chiếm đóng,điện Kính Thiên bị phá để xây nhà chỉ huy pháo
binh, Đoan Môn bị sửa biến thành trại lính…
Cuối cùng, năm 1893, thực dân Pháp lại quyết định phá bỏ toàn bộ tường
thành. Trong 62 năm (từ 1892 đến 1954) đóng quân, người Pháp đã biến
Thành cổ Hà Nội thành một khu quân sự, một trại lính. Hầu như tất cả các
công trình cổ còn lại đã bị biến thành nhà ở hoặc phá bỏ lấy đất, gạch xây
các công trình quân sự, nhà ở cho các sĩ quan, binh lính, kho tàng…
Cái còn sót lại cho hôm nay là dấu vết của Kỳ Đài (Cột Cờ), Đoan môn,
nền điện Kính Thiên và Bắc Môn (Cửa Bắc), cửa duy nhất còn lại của
thành Hà Nội thời Nguyễn, vẫn mang hoài dấu vết của đạn đại bác của
Pháp bắn từ tàu chiến trên sông Hồng, khi họ tấn công phá thành vào năm
1882, thời của Tổng đốc Hoàng Diệu…
2. Về tấm bia Lệnh cấm trừ tệ:
Hoàng Diệu luôn mong muốn nhân dân được sống trong công bằng và trật
tự.
Minh chứng cho điều này là ngày nay, ở Ô Quan Chưởng, đầu phố Hàng