còn ai muốn chiến đấu nữa thì lên Sơn Tây tập hợp với đại binh của Hoàng
Kế Viêm chờ ngày báo phục".
Biết ba quân đã tìm được đường thoát thân, ông vào dinh viết bài di biểu tạ
tội, rồi đi thẳng đến cửa Võ Miếu, cởi chiếc khăn đang bịt trên đầu, treo
mình lên cành cây trước miếu mà tuẫn tiết đúng vào giờ Ngọ, tức ngày 25
tháng 4 năm 1882. Lúc ấy, ông mới 54 tuổi.
III. Ai ai cũng ca ngợi khí tiết của Hoàng Diệu :
Trước cái chết khí tiết của Hoàng Diệu, các giới sĩ phu, văn thân và nhân
dân của cả nước, ai nấy cũng đều thương tiếc.
Riêng người dân Hà Nội, ngay hôm sau, nhiều người đã tụ họp lại, sắm
sửa, khâm liệm cho ông thật tử tế, rồi mai táng tại khu vườn Dinh Đốc học
(nay là địa điểm khách sạn Royal Star ở đường Trần Quý Cáp cạnh chợ
Ngô Sĩ Liên, sau ga Hà Nội).
Hơn một tháng sau hai người con trai ông ra Hà Nội lo liệu đưa thi hài thân
sinh về an táng ở quê quán vào mùa thu năm ấy.( Hiện nay khu lăng mộ
Hoàng Diệu, theo quyết định ngày 25 tháng 1 năm 1994 của Bộ Văn hóa
Thông tin, được công nhận là một di tích lịch sử - văn hóa của Việt Nam).
Điểm qua vài câu thơ, câu đối viết về ông :
Tôn Thất Thuyết, người đứng đầu phe “chủ chiến” đã ca ngợi ông trong
hai câu đối:
"Nhất cử thành danh, tự cổ anh hùng phi sở nguyện
Bình sanh trung nghĩa, đương niên đại cuộc khởi vô tâm"
Dịch:
"Một chết đã thành danh, đâu phải anh hùng từng nguyện trước Bình sanh
trung nghĩa, đương trường đại cuộc tất lưu tâm ."