Một mặt ông phái Tuần Phủ Hoàng Hữu Xứng ra tiếp, mặt khác ông lo
chỉnh đốn thêm thành trì và quân ngũ để đề phòng.
Lấy cớ ta không tôn trọng hiệp ước năm 1874 vì đã giao thiệp với Trung
Hoa, dung túng quân Cờ Đen ngăn trở việc giao thông trên sông Hồng Hà
và cấm đạo. Thống Đốc Hải Quân Pháp, Đại tá Henri Rivière cho mấy tàu
chiến cùng 4000 quân ra đóng tại Đồn Thủy (trên bờ sông Hồng Hà phía
Đông nằm sát Hà Nội) và cho quân lính đi phá rối, hăm dọa trên các đường
phố.
Trước đó Hoàng Diệu đã dâng sớ lên vua Tự Đức đề nghị việc phòng
chống giặc, vì theo ông Hà Nội là yết hầu của Bắc Kỳ và cũng là nơi then
chốt của nước ta. Nếu Hà Nội mất thì các tỉnh khác sẽ mất theo, nhưng Vua
Tự Đức làm thinh.
Đến khi Hà Nội bị uy hiếp, Hoàng Diệu một mặt xin triều đình Huế viện
binh, một mặt ra lệnh giới nghiêm và thông báo các tỉnh đề phòng. Trong
khi Hà Nội ở trong tình thế dầu sôi lữa bỏng thì phái chủ bại ở triều đình
Huế đề nghị mở cửa thành cho quân Pháp ra vào tự do và triệt binh để giặc
khỏi nghi ngờ. Ngay cả Vua Tự Đức cũng hạ chiếu quở trách ông đã đem
binh dọa giặc…
Lúc bấy giờ, các quan xung quanh ông có Tuần Phủ Hoàng Hữu Xung, Đề
Đốc Lê Văn Trinh, Bố Chánh Phan Văn Tuyển, Án Sát Tôn Thức Bá, và
lãnh binh Lê Trực. Tất cả đã cùng nhau uống rượu hòa máu tỏ quyết tâm
sống chết với thành.
Rạng ngày 25 tháng 4 năm 1882, tức ngày mồng 8 tháng 3 năm Nhăm Ngọ,
Henri Rivière sai thông dịch viên đưa tối hậu thư vào thành, buộc Hòng
Diệu phải cho quân lính hạ hết khí giới, rời khỏi thành. Riêng ông cùng các
quan phải ra nộp mình cho hắn.