đã ra đời và nó sẽ mãi mãi thuộc về các con. Nhớ năn nỉ với ba các con là
đừng bán nó, cũng đừng cho bất cứ ai khác vào ở.
Ý nguyện của mẹ chỉ có bấy nhiêu đó, và mẹ sẽ mãi mãi ở bên các con.
Đến một lúc nào đó các con sẽ hiểu tại sao mẹ của các con ra nông nỗi này.
Vĩnh biệt!
TB: Nhìn mỗi vật trong hộp này các con sẽ biết mẹ muốn nói gì…”
Ngoài phong thư còn có ba vật khác: một bức ảnh đã cũ chụp 4 người, 2
đàn ông và 2 phụ nữ. Một trong 2 người đàn ông đó là cha, còn người đứng
bên cha, tuy là ảnh chụp lúc họ còn khá trẻ nhưng Hương có thể nhận ra
ngay đó có thể là mẹ. Hai người còn lại thì chỉ có người phụ nữ là có vẻ
quen quen…
- Có thể là bà ta!
“Bà ta” ở đây Hương muốn nói chính là người đã cướp cha ra khỏi vòng
tay của mẹ, người mà từ lúc ba Hương đã bắt phải gọi là “mẹ Ngọc”.
- Bà Ngọc!
Hương kêu lên và nhìn vào tấm hình rất lâu. Cố nhớ thêm, nhưng không
nhớ được gì. Lật ra phía sau ảnh không thấy ghi gì ngoài hàng chữ số 1941.
Như vậy bức ảnh này đã chụp cách đây đã trên ba mươi năm, lúc đó mẹ
mới 17-18 tuổi…
Vật thứ hai là một chiếc tách uống trà mà trên miệng chiếc tách trắng còn
đọng lại vài vết cà phê hay tràm màu nâu sậm. Lật phía dưới đáy tách có
ghi mấy chữ nguệch ngoạc bằng bút lông: “Đừng rửa tách này, con sẽ biết
tại sao.”
Vật thứ ba là một chiếc khăn tay màu hồng, trên đó có thêu hai chữ “KN”
lồng vào nhau.
Nằm trên giường, mở mắt nhìn lên trần nhà. Hương nghĩ mãi vẫn không ra
ý của mẹ mình muốn nói gì trong số đồ vật ấy? Cầm lại bức ảnh bốn người.
Hương xem thật kỹ lại gương mặt thời trẻ của mẹ mình và cả khuôn mặt
của bà ấy nữa. Thì ra mẹ mình và bà ta đã từng là bạn thời trẻ của nhau...
- Ăn cơm cô Ba ơi!
Tiếng gọi của vú Hai đã cắt đứt dòng suy nghĩ của Hương. Dù không thấy
đói, nhưng không muốn bị gọi mãi, Hương đã mở cửa xuống lầu.