TONY BUỔI SÁNG - TRÊN ĐƯỜNG BĂNG - Trang 114

mặt. Gặp mẹ B, chị hàng thịt cũng hỏi, chị hàng rau cũng hỏi, dù
biết mười mươi là B đã trượt, chỉ để cho mẹ B đau đớn hơn.

Khi biết tin B trượt, bố B hoảng loạn, khủng bố tinh thần B gần
như mỗi ngày. Bố B lên cơ quan là vô phòng riêng, không nói
không cười với ai. Mẹ B thì đóng cửa, không sang giao lưu với hàng
xóm. Trong nhà là tiếng chì chiết, tiếng khóc than. Chị nói nội
ngoại 2 bên cũng sang, mắng B là đồ vô tích sự, đồ bã đậu, nhục
nhã cho dòng họ, và lôi A ra để làm ví dụ. Chị nói cơn bực tức lên tới
đỉnh điểm khi mẹ B bảo mày qua nhà thằng A "mà đội quần nó",
mấy người cạnh nhà nghe lén rồi sang kể cho chị nghe. Chị nói
lòng chị vui hết biết.

Chuyện không có gì là ầm ĩ nếu không phải cách đây 2 hôm, B ăn
cắp mấy triệu đồng và bỏ nhà đi đâu mất. Bố mẹ B đang chạy
dáo dác đi tìm nhưng vẫn chưa rõ tung tích. Chị tình cờ đọc được bài
viết " cái chết của Chu du" trên TnBS, về thói đố kỵ và cảm
thấy mình có lỗi, nên viết thư kể lại cho Tony nghe.

Tony xin phép thưa với chị như thế này. So sánh chưa bao giờ là
phương pháp tốt trong giáo dục. Người ta chỉ sử dụng kế " khích
tướng" trong trường hợp rất đặc biệt, nếu không sẽ gây tác hại
kinh hoàng. Không ai được phép làm tổn thương những đứa trẻ mười
mấy tuổi như vậy. Giáo dục với lối so sánh, xếp loại thủ khoa, á
khoa, chót bảng là sai, thời phong kiến với lối Trạng Nguyên, Bảng
Nhãn, Thám Hoa, giờ văn minh rồi, sao lại vẫn lấy tiêu chuẩn xưa
để xếp?

Trong một lớp 40 bạn, cứ cuối tháng cuối năm, giả sử bạn A đứng
nhất lớp, bạn Z đứng 40/40, thì sẽ gây ra hiện tượng A bị bệnh
chảnh, cảm thấy mình giỏi hơn người, sau này khó thành công, giỏi
trong lớp đó chẳng có ý nghĩa gì cả. Còn bạn Z cứ bị xếp 40/40,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.