dần dần sẽ mặc cảm, thấy mình vô dụng và bỏ học. Bạn Tony từ
cấp 1, cấp 2, những bạn bị xếp loại như vậy đều bỏ học ở nhà nửa
chừng để đi gánh lúa, vì nghĩ là mình không học được.
Ở
Nhật Bản và Hàn Quốc, mặc dù rất tiên tiến nhưng giáo dục ở
đây vẫn bị ảnh hưởng tư tưởng hơn thua của người phương Đông.
Nhiều bạn trẻ Hàn Quốc đã phải tự tử vì không chịu nổi áp lực so
sánh với bạn bè, theo những tiêu chuẩn thành công gì đó của cha mẹ
muốn. Trong khi một đứa trẻ khác nhau là khác nhau, 7 tỷ dân trên
quả đất không ai có y hệt dấu vân tay, y hệt cấu trúc gen. Đứa có
2 tỷ nơ-ron thần kinh và đứa chỉ có 1 tỷ, đứa cao đứa thấp, đứa
trắng đứa đen. Trời đất đã sinh ra chúng khác nhau, hà cớ gì chỉ
lấy một tiêu chuẩn để xếp loại?
B không giải được bài toán đại số đó nhưng nó có giọng hát thiên
phú, nó hoàn toàn có thể kiếm tiền từ đó. D không hiểu vì sao phải
đạo hàm hay vẽ đồ thị f(x3) nhưng nó có thể chạy 20km không mệt.
Thì hãy tôn trọng từng cá thể, vốn sinh ra công bằng dưới trời đất
này. Đừng bao giờ so sánh chúng với ai, và chúng ta cũng vậy. Giàu,
nghèo, thành đạt, hạnh phúc, ...chỉ là những khái niệm ĐỊNH TÍNH,
vô tận vô cùng. Tôi có 3 tỷ là giàu nhưng anh kia nói chỉ có 1 trăm
triệu là vương giả, năm sau tôi đạt được mức trên và giàu có bây giờ
phải 10 tỷ. Khi mới sinh ra, 1 đứa trẻ biết không tè không ị vô
quần là thành đạt. Và phấn đấu đua tranh ganh ghét người khác
cả đời, đến 90 tuổi mới nhận ra thành đạt cũng chỉ là tự chủ trong
tiêu tiểu.
Tôi là Nguyễn văn B, tôi có những giá trị riêng của tôi, "giá trị
Nguyễn Văn B". Cái câu Tony nghe cửa miệng của nhiều người
"nhìn lên thì không bằng ai, nhìn xuống cũng không ai bằng
mình" là một triết lý hết sức nhảm nhí của người châu Á.