Chị nói miến này chị bán cho khách, em ăn thì vô sau nhà chị nấu
riêng cho. Mì chính (bột ngọt) này chị mua chợ Đồng Xuân 50
nghìn một cân, gà này là gà dai thải của Hàn Quốc, chị và các con
không dám ăn em à. Để chị nấu riêng cho, em đẹp trai quá, chết
sớm uổng. Tony chợt nghĩ. Rồi một ngày, anh Thìn, anh Trung, chị
N.... đều gặp nhau ở bệnh viện ung bướu, nằm ở ba cái giường
trong một phòng bệnh. Cả ba đều ngơ ngác không hiểu vì sao, mình
đã phòng kĩ đến vậy mà... Vấn đề nằm ở đâu, nếu không phải
nằm ở nếp nghĩ? Nếu người Việt chúng ta không nghĩ cho người
khác, không thương đồng bào mình, thì con số 160.000 người
mắc ung thư mỗi năm ở Việt Nam sẽ không dừng lại. Ở biên giới
Việt Trung, hàng ngày vẫn ùn ùn lê, lựu, táo, nho xanh nho đỏ, mì
chính, bánh kẹo, hóa chất đủ thể loại... được nhập vào nước ta qua
con đường chính thức lẫn xách tay qua biên giới. Cơ quan hữu quan
ư
, hãy nhớ có tới 300km đườngbiên, và hàng vạn người
qualạibiêngiới hàng ngày. Nguyên tắc nước chảy vùng trũng, nơi
đâu có tiêu thụ thì nơi đó có cung. Khi các tiểu thương ở chợ vẫn lấp
liếm nguồn gốc xuất xứ hàng hóa của họ bán, khi các nông dân
vẫn âm thầm tự manh mún cứu gia đình của họ bằng cách “trồng
riêng nhà dùng”, khi các tiểu thương chỉ biết “không ăn đồ mình
bán” thì cứ mấy giây, cácbệnh viện ungbướu lại có một người nhập
viện. Và ở Đà Lạt, nông dân vẫn đổ bỏ bắp cải, hồng, cà chua cho
bò ăn vì tư thương kinh doanh hàng Trung Quốc có lãi hơn. Và ở
Phan Thiết, nông dân vẫn cứ để thanh long héo úa trên cành, vì
“công hái còn cao hơn giá bán”. C dọc tuyến phố, những người
Việt đội nón cần mẫn đẩy xe bán nho xanh Made in China, ghi
xuất xứ Phan Rang. Các xe tải chở khoai tây từ biên giới vẫn ùn ùn
chạy lên Lâm Đồng, nơi đó các tiểu thương cần mẫn lấy đất đỏ
bazan trét vào, hóa phép thành khoai tây Đà Lạt. Tất cả, đều gốc
từ một nếp nghĩ LỢI ÍCH CỦA MÔI CÁNH N. Bạn có chút lương
tri, hãy nghĩ cho người khác, nghĩ lớn cho cộng đồng. Vì nếu để