TONY BUỔI SÁNG - TRÊN ĐƯỜNG BĂNG - Trang 120

Chị lái đò

Hôm nọ, Tony đi cà phê với Mr John, giám đốc 1 công ty ở Bình
Dương. John nói tao phỏng vấn tuyển nhân viên, có 3 ứng viên
đều đạt tiêu chuẩn. Tao chờ coi ai gửi thư cám ơn thì sẽ nhận. Dù
sao cũng vài dòng “cám ơn đã dành thời gian phỏng vấn tôi’ như là
1 phép lịch sự, dù không có bắt buộc. Chờ miết hẻm thấy đứa nào
gửi. Nên đành phải phỏng vấn tuyển tiếp.

Tony nói thôi mày khùng quá John. Tết Công Gô cũng không tìm
ra. Kiếm đứa nào mới ra trường, mặt mũi thông minh lanh lẹ, học
trường nào cũng được, miễn là có đọc Tony Buổi Sáng thì đều là
đứa khá về mặt tư duy và đạo đức, rồi đào tạo chuyên môn, ươm
trồng rồi hái quả.

Nói mới nhớ. Có mỗi cái hậu thư (follow-up letter) hay thư cám ơn (
thank-you letter), sao ít ai biết. Nhiều bạn kém 1 chút, nhưng
phỏng vấn xong, về nhà gửi 1 thư cám ơn. Nhờ cái thư đó mà được
nhận vào làm. Vì hành động chút xíu đó thể hiện sự chỉn chu, tinh
tế, biết trước biết sau, kỹ càng, lịch sự. Doanh nghiệp thấy đứa
này với tính tình dễ thương, sau này đối tác khách hàng gì cũng yêu
mến mà mọi việc thuận buồm xuôi gió. Làm cái gì cho công ty
cũng hanh thông vì người ta có cảm tình.

Cám ơn là câu cửa miệng, nhưng với người mình thì ngày càng
hiếm hoi. Chữ cám ơn xuất phát từ lòng biết ơn chân thành, là 1
tiêu chí để đánh giá con nhà có giáo dục tốt từ cha từ mẹ. Người ta
cho mình cái gì, dù nhỏ xíu xìu xiu, cũng phải biết ơn. Còn cũng có
thể loại đi tới nhà người ta ăn uống đã đời, về im thin thít. Hẻm có
nổi cái tin nhắn “đã về nhà an toàn, cám ơn Tony đã cho em ăn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.