Lẽ nào khổ miết?
Có một lần lúc Tony mở inbox, một bạn đã gửi tin nhắn giới thiệu
một loại trà lá khổ qua (mướp đắng) lên men do bạn ấy tự sản
xuất, nói đã đạt tiêu chuẩn GlobalGAP. Tony vô cùng ngạc nhiên vì
với cơ sở mới thành lập, để đạt tiêu chuẩn thế giới này, không hề
đơn giản. Bạn có nhã ý muốn gặp Tony để trình bày sản phẩm rõ
hơn. Sáng đó, Tony hẹn đi cà phê với bạn. Bạn đến đúng giờ, chính
xác tuyệt đối, nên Tony rất lấy làm nể phục. Tác phong công
nghiệp và chuyên nghiệp là đây.
Bạn kể, tốt nghiệp ngành sinh học, bạn làm giảng viên, sau đó
nghiên cứu ngành dược phẩm ứng dụng từ công nghệ sinh học, nôm
na là lấy cây cỏ nước Nam mình chiết xuất ra dược liệu. Những
công trình khoa học thay vì bỏ trong ngăn bàn, các bạn đem ra ứng
dụng thực tế. Tuy nhiên, phần lớn đều thất bại, vì trời đất vốn
công bằng, không thể cho ai đó vừa có tư duy khoa học, vừa có tư
duy kinh doanh nhạy bén, vừa có khả năng sản xuất, vừa có thể
marketing...
Các bạn đã tập hợp lại, 8 con người của đủ mọi lĩnh vực, hùn hạp làm
ăn với nhau. Đều là các bạn trẻ khởi nghiệp, nên vốn liếng hùn
nhau cứ ngày càng vơi đi theo các chi phí phát sinh không như các
bạn dự trù. Sản phẩm ban đầu là rượu vang từ hạt khổ qua thất
bại, mặc dù đây là một công trình khoa học đoạt giải rất cao. Không
nản chí, các bạn tiếp tục lấy công trình khác ứng dụng sản xuất
thực tế, rồi lại thất bại. Cuối cùng, như người xưa hay nói "cánh
cửa này đóng, cánh cửa khác lại mở ra", đó là việc tận dụng thân, rễ,
lá của cây trồng này làm nước uống. Nghiên cứu cho thấy, tính
dược liệu trong các thành phần bị coi là phế phẩm này lại cao hơn