TONY BUỔI SÁNG - TRÊN ĐƯỜNG BĂNG - Trang 202

Chuyện cô giáo miền Lục Ngạn

Vải là tên dân dã của quả lệ chi, một trái cây đặc biệt. Ở Việt Nam,
chỉ có khu vực đồng bằng sông Hồng là trồng có năng suất cao,
các vùng khác trồng được nhưng quả rất bé hoặc không ra hoa.
Huyện Thanh Hà/Chí Linh tỉnh Hải Dương và huyện Lục Ngạn tỉnh
Bắc Giang là 3 vùng trồng quả này nhiều nhất và lệ chi ở đây có
mùi vị hết sức độc đáo.

Khi nước ta còn Bắc thuộc, thời nhà Đường, người đẹp Dương Quý
Phi rất thích ăn quả này. Cứ mỗi năm, khi quả lệ chi vừa ra quả nhỏ,
hàng trăm phu đã phải bứng gốc với bầu đất rất to và khiêng đi,
mất cả tháng mới đến được kinh đô Tây An (nay thuộc tỉnh Thiểm
Tây Trung Quốc). Trên đường đi, mọi người đã phải che chắn nếu
không nó sẽ rụng, và tưới nước để nó vẫn lớn. Đến nơi thì quả lệ chi
đã chín đỏ, mọng nước và người đẹp họ Dương có thể thưởng lãm với
Đường Minh Hoàng, lâu lâu nàng lén lút cho An Lộc Sơn 1 quả, An
Lộc Sơn mừng quá nói hạo a, hạo a…

Lệ chi từ đó biến thành tên quốc tế, tiếng Hoa tiếng Anh tiếng
Nhật gì cũng phát âm na ná lệ chi. Giống như quả Tu-Rên của
Campuchia, nguồn gốc từ đây nên tiếng Anh cũng Durian, tiếng
Việt là Sầu Riêng còn tiếng Hoa là Lưu Luyến Quả. Cây lệ chi
hàng năm chỉ ra hoa 1 lần, và đồng loạt chín trong khoảng 2-3
tuần, nên việc bảo quản rất khó. Ngoài việc sấy khô thủ công, việc
đầu tư nhà máy chế biến vải khó khả thi, vì không thể hoạt động
chỉ trong 1 thời gian ngắn còn

quanh năm đóng cửa. Nên quả lệ chi, dù thân phận hoàng tộc cao
quý, phải chịu cảnh đổ đống hoặc nông dân để mặc gió lay rụng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.