TONY BUỔI SÁNG - TRÊN ĐƯỜNG BĂNG - Trang 211

Lần đầu đến Seoul

Papa Kim là ba nuôi người Hàn của Tony, cũng bằng tuổi ba ruột
của Tony nên hai ông rất quí nhau. Có lần hai ông ngồi nhậu,
Tony ngồi rót rượu và phiên dịch nên nghe được câu chuyện khá
thú vị về con đường phát triển của đất nước Hàn Quốc. Papa
Kim kể, thập niên 60, Hàn Quốc là một trong những nước nghèo
đói nhất châu Á, suðt ngày chỉ nghĩ đến miếng ăn nên họ ăn cả
thịt chó. Năm 1968, người Hàn quyết định thay đổi giáo dục bằng
cách tham khảo sách giáo khoa của nhiều nước, đặc biệt là của
người Nhật. Họ nghĩ những gì người ta đã viết ra rồi thì thôi
không cần viết lại, ví dụ các môn tự nhiên như Toán, Lí, Hóa,
Sinh... Vì người Nhật đã mất cả trăm năm cải biên kiến thức khoa
học phương Tây sao cho phù hợp với đặc trưng châu Á, bắt đầu từ
thời Minh Trị Thiên Hoàng với tư tưởng Thoát Á của Fukuzawa. Để
rút ngắn thời gian, Hàn Quốc quyết định lấy kinh nghiệm của
người khác. Hàn Quốc muốn trở thành một nước Nhật mới, một
nền kinh tế phồn vinh dựa trên tính tự lập, tính kỉ luật và đạo
đức của từng cá nhân trong xã hội. Thời đó ở Hàn Quốc không có
nhiều việc làm, thế hệ Papa Kim đã phải đi làm thuê khắp nơi
trên thế giới, gửi tiền về nước làm đường sá. Người Hàn trở
thành số một thế giới về thời gian xây dựng đường cao tốc. Ở
Sài Gòn, xa lộ Đại Hàn là của họ làm, với chất lượng tương đương
với đường băng, máy bay có thể sử dụng để đáp trong trường hợp
khẩn cấp. Hệ thống cao tốc nối mọi tỉnh trên khắp Hàn Quốc
là cơ sở đầu tiên cho quốc gia này cất cánh. Papa Kim kể, thời
ông đi học, cứ vào lớp, cô giáo sẽ kiểm tra cặp học sinh. Nếu phát
hiện em nào có đồ dùng học tập không phải của Hàn Quốc sản
xuất thì em đó sẽ bị phê bình, gửi thư về phụ huynh. Một thế hệ
lớn lên trong sự quyết tâm cao độ, rằng sẽ thoát nghèo, sẽ cho

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.