thế giới biết trí tuệ dân tộc Hàn. Lòng dân quyết tâm nên các
doanh nghiệp cũng quyết tâm không kém. Họ lùng sục mua các
thiết bị, các sản phẩm của Nhật hay u Mĩ về, lục tung nghiên cứu
để sản xuất y chang cho bằng được, thậm chí bền hơn, rẻ hơn.
Các du học sinh học xong đồng lòng kéo về đất nước dù Hàn
Quốc đến bây giờ vẫn trong tình trạng chiến tranh với chế độ đi
lính bắt buộc. Nhiều nam thanh niên tốt nghiệp hạng ưu ở các
trường lớn nhất thế giới vẫn từ bỏ các vị trí cấp cao đáng mơ ước
trong Các tòa nhà ở New York, London để trở về Hàn Quốc, đi
lính hai năm rồi đi làm. Tất cả đều bảo nhau, hãy làm thêm, làm
thêm. Những công trường rầm rập người từ mờ sáng đến khuya,
những cao ốc văn phòng đèn sáng suốt đêm. Dù dưới cái
nắnggay gắt ba mươi mấy bốn mươi độ của mùa hè hay âm cả
chục độ C trong mùa đông tuyết lạnh, những học sinh sinh viên đã
phải ở trần, lăn lê bò trườn, khiêng cây khiêng đá để rèn luyện thể
lực. Những buổi sáng cả nước đồngloạt ngủ dậy thật sớm, tập thể
dục theo tiếng đài phát thanh, nắm tay mím môi thật chặt với lời
thề sẽ đưa đất nước hóa rồng. Thư viện hay phòng thí nghiệm
sáng đèn 24/24, các nhà khoa học nghiên cứu và nghiên cứu. Trên
tivi lúc đó chỉ có vẻn vẹn hai chương trình là “dạy làm người” và
“dạy làm ăn”: từ cái văn minh nhỏ xíu như nụ cười của một nhân
viên bán hàng cho đến cách quản lí chi phí của một quán café,
cách tạo dựng một nhà máy xí nghiệp. Đúng 20 năm sau, khi Hàn
Quốc đăng cai Olympic Seoul, cả thế giới không ai tin vào mắt
mình khi thấy “kỳ tích sông Hàn” vĩ đại đến như vậy. Công
nghiệp ô tô, xe máy, dệt nhuộm, hóa chất, đóng tàu, điện tử, bánh
kẹo...bên Nhật có cái gì thì bên Hàn có cái đó mặc dù dân số chỉ
bằng 1/3. Với sự quyết tâm, không có gì là không thể. Cứ như một
thônglệ bất thành văn, một quốc gia phát triển kinh tế sẽ đệ
trình ra thế giới bằng cách đăng cai Olympic. Sau Olympic Seoul,
khi tận mắt thấy kỳ tích của người Hàn, người Trung Quốc cũng
quyết tâm Cao độ, toàn dân sản xuất và sản xuất, và Trung