mới lại xuất hiện. Bây giờ không phải là Nhật Bản nữa, mà là
Hongkong và Singapore, hai Cực hút nam châm về tài chính,
thương mại và giải trí. Lúc đó, phim Hongkong tràn ngập thị trường
và “hận đời không đối thủ”. Ngay lập tức, người Hàn khuyến
khích sinh viên đang học ngành điện ảnh sang du học tự túc tại Mĩ
và thực tập tại kinh đô điện ảnh Holywoods để học kinh nghiệm.
Bốn năm sau (năm 1992), khi lứa sinh viên này tốt nghiệp, những
bộ phim đầu tay như Cảm Xúc, Hoa Cúc Vàng, Anh em nhà bác
sĩ,... với dàn diễn viên trắng trẻoxinh xắn đã chinh phục được
hàng triệu con tim châu Á. Ngành làm phim đã phối hợp khéo léo
với ngành thời trang, mĩ phẩm và hàng tiêu dùng để xâm nhập vào
các thị trường xuất khẩu. Đại sứ quán Hàn Quốc tại các nước có
nhiệm vụ dịch thuật ra tiếng địa phương các bộ phim này và tặng
không cho các đài truyền hình, tạo ra làn sóng Hanlyu nổi tiếng.
Người Nhật, người Trung Quốc điên đảo với các tài tử xứ Hàn, bọn
trẻ Đông Nam Á thì chỉ biết khóc lên xỉu xuống khi thấy bóng
dáng các “U-pa” (các anh trai) ở sân bay Phim Hongkong bị đá
văng ra khỏi thị trường cho thuê băng đĩa. Năm đó, cũng ngần ấy
người được khuyến khích đi du học (tự túc) về thời trang, mĩ
phẩm ở Milan, Paris... để tạo thành ngành công nghiệp làm đẹp của
Hàn Quốc, đồng bộ từ các nhà máy sản xuất mĩ phẩm đến các
thẩm mĩ viện. Các tập đoàn như xe Kia, Hyundai còn thuê cả ê-kip
thiết kế của các hãng xe Đức như Mercedes, BMW làm việc cho
họ, với tham vọng xuất khẩu xe sang phương Tầy. Muốn bán cho
Tây thì bao bì nhãn mác phải có óc thẩm mĩ của Tây, chứ kiểu “tròn
tròn xinh xinh” của dân châu Á, người Tây không thích, không bán
được. Có năm mẫu xe Hyundai bán chạy nhất ở Bắc Mĩ và châu
u. Người Mĩ bắt đầu nhìn người Hàn với ánh mắt khác, ngưỡng
mộ, ngạc nhiên và thích thú. Ngoài ra, người Hàn cũng khuyến
khích những sinh viên giỏi toán nhất theo học ngành tài chính ở
các trường đại học lớn của phương Tầy, với tham vọng Seoul sẽ
thành trung tâm tài chính quốc tế như London, New York,