Tokyo... Các quĩ đầu tư ra đời, họ tự tìm kiếm các nhà máy mới
khởi nghiệp để rót tiền vào, tham gia vào quản trị. Hệ thống bán
lẻ như Lotte, Kmart... phải có nghĩa vụ mang hàng hóa Hàn đi
khắp nơi. Samsung bắt đầu tuyển dụng những sinh viên giỏi
nhất châu Á để cho học bổng thạc sĩ miễn phí với điều kiện tốt
nghiệp xong phải mấy năm phục vụ cho họ. Họ gom trí tuệ của cả
châu Á để chinh phục thị trường điện thoại thông minh và máy tính
bảng, cạnh tranh đối đầu với Apple, đối đầu với cả một tập thể
trí tuệ tại thung lũng Silicon, cứ như Airbus của châu u cạnh tranh
với Boeing vậy.
Papa Kim kể, người Hàn Quốc bấy giờ, dù dân thường hay sếp
lớn, tất tần tật mọi thứ họ dùng phải là Made in Korea, dù vào
thập niên bảy mươi, sản phẩm vô cùng kém cỏi và xấu xí. Vì nếu
người tiêu dùng không ủng hộ sản phẩm nhem nhuốc của thời khởi
nghiệp, thì doanh nghiệp còn tồn tại đâu mà có sản phẩm tinh xảo
sau này? Người Hàn Quốc trẻ bây giờ được hưởng thành quả lao
động của cha anh họ, nhưng họ lại tiếp tục học như điên, làm như
điên để giữ vững vị trí dẫn đầu châu Á. Cứ âm thầm học và làm,
nhiệm vụ của ai người nấy thực hiện để đạt mức xuất sắc nhất,
tuyệt đối không nhìn ngó chỉ trích hay đổ lỏi. Dù bây giờ Internet ở
Hàn Quốc nhanh nhất thế giới, ai cũng có điện thoại
smartphone, nhưng giới trẻ Hàn Quốc không có nhiều những
“rảnh rỗi viên” cứ mấy phút mở coi Facebook một lần, cũng
không mấy ai suốt ngày cập nhật đưa quan điểm thế này thế
kia về xã hội, hay ý kiến ý cò những cái không phải nhiệm vụ của
mình. Tony nhớ lần đi Hàn đầu tiên, mùa thu năm 2005, bà chị ở
Việt Nam cẩn thận ghi tên mấy nhãn hiệu mĩ phẩm ưa thích của
chị ấy rồi nhờ mua giùm. Ở cửa hàng mĩ phẩm trung tâm Seoul,
cô bán hàng mặc bộ váy veston đen, chạy như bay để phục vụ khách.
Cô còn tự leo lên kệ lấy hết cái này đến cái khác, đều là
mĩphẩm của Hàn sản xuất, đưa cho Tony xem. Do tiếng Anh