TÔTEM SÓI - Trang 160

Khương Nhung

Tôtem Sói

Dịch giả Trần Đình Hiến

Chương 11

Anh trai chết, Saxwhailinhhu lấy chị dâu sinh hai con trai, một người tên
Càndo Xichna, một người tên Uydochinh Xichna, tiếng Mông Cổ "xichna"
là sói. Sử tập còn giải thích cặn kẻ là sói đực và sói cái.
Xíchnaxu chỉ số nhiều, tức đàn sói.
Hàn Nho Lâm "Thành Cát Tư Hãn thập tam dực khảo"

Ba người vội vàng lên ngựa theo Đanchi nhằm hướng tây xuyên qua bãi
sậy, rồi rẽ hướng nam, vòng qua bãi đất phèn - toàn những nơi ít để lại dấu
chân ngựa. Trên đường về, ba cậu thanh niên Bắc Kinh không những
không cảm thấy vui, mà còn thấp thỏm như những tên trộm vặt, chỉ sợ chủ
nhà đuổi theo.
Nhưng khi nhớ lại con sói mẹ cướp đi con cừu non thì Trần Trận lại thấy đỡ
dằn vặt, cậu đã trả thù cho con cừu non vô tội. Diệt được một ổ sói con là
bảo vệ được một đàn cừu. Nếu như các cậu không bắt được ổ sói này, thì
đàn cừu chắc chắn gặp đại họa. Đào bắt sói con là biện pháp hữu hiệu
trong cuộc chiến một mất một còn giữa người và sói trên thảo nguyên
Mông Cổ. Bắt một ổ sói con tương đương tiêu diệt một đàn sói nhỏ. Đào
bắt bảy con sói con tuy vất vả, nhưng không khó bằng diệt bảy con sói lớn.
Biện pháp này đã thực thi từ lâu, vậy vì sao vẫn không giảm được tai họa
do sói gây ra? Trần Trận bèn hỏi Đanchi. Đanchi nói: Sói rất khôn khi
chọn thời điểm đẻ con. Cách đây hàng vạn năm, sói và chó nhà là một,
nhưng thực tế sói khôn hơn chó nhà. Chó nhà sau Tết khoảng nửa tháng thì
đẻ. Nhưng sói lại chọn lập xuân, là lúc tuyết vừa tan, cừu vừa đẻ.
Chăm sóc cừu đẻ là thời gian bận bịu nhất, vất vả mệt nhọc nhất trong
năm. Một đàn xẻ thành hai dàn, toàn bộ sức lực đầu tư vào đấy. Mệt đến
nỗi cơm không buồn ăn, nói gì đến đi đào bắt sói con. Công việc chăm sóc
cừu non bắt đầu rảnh, thì khi ấy sói đã lớn, không ở trong hang nữa. Ngày

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.