Kinh thì con cho sói ăn thịt lại hóa hay. Đàn sói chỉ một loáng là xong,
nhanh hơn thiêu bằng củi.
Ông già rất vui, nhưng rồi ông lại lo: Trước kia thảo nguyên không nhiều
người Hán. Cả mục trường có trăm ba trăm tư gia đình, khoảng bảy tám
trăm người Mông Cổ. Trong cách mạng văn hóa, thanh niên trí thức Bắc
Kinh lên đây trên một trăn, lại còn bộ đội, tài xế xe lớn xe nhỏ, thợ xây
dựng... Họ đều ghét sói. Rồi đây hết sói, cậu muốn cho sói ăn thịt cũng
chịu.
Trần Trận cũng rất vui. Cậu nói: Bố đừng lo, sau này có đánh nhau thì
đánh bằng bom nguyên tử, người và sói chết sạch, chẳng còn ai ăn ai nữa.
Ông già khoát tay vẽ một vòng tròn, hỏi: Nguyên... nguyên tử là bom gì?
Trần Trận giải thích một hồi mà ông già vẫn không hiểu, đành thôi.
Sắp đến chỗ những con ngựa chết ở mạn bắc của đầm lầy. Ông già để
Bayan ở lại cùng với con ngựa kéo và cỗ xe. Ông xách hai cái bẫy, một
chiếc xẻng nhỏ, một túi phân ngựa khô, rồi cùng Trần Trận đi về phía
những con ngựa đông cứng, lúc lúc dừng ljai, nghiêng ngó. Mấy con ngựa
đã bị đụng tới, những vết răng hằn rõ dưới lớp tuyết mỏng và những dấu
chân sói xung quanh. Trần Trận không nhịn được, lại hỏi: Sói đã đến hả
bố?
Ông già không trả lời, tiếp tục quan sát, sau đó ông bảo sói lớn chưa tới.
Ulichi đoán đúng, đàn sói lớn vẫn còn ở phía bắc đường biên phòng, chúng
quả thật kiên trì.
Những dấu chân sói này là thế nào hở bố? - Trần Trận chỉ những dấu chân
trên tuyết, hỏi.
Ông già nói: Những dấu chân này phần lớn là của cáo, chỉ có một vết của
sói mẹ. Đây, phía này là một cặp sói mẹ sói con đi ăn lẻ - Ông già có vẻ
suy nghĩ - Mình định bẫy sói đầu đàn hoặc sói gộc trong đàn, nhưng đây
toàn là dấu chân cáo, không có sói lớn.
Vậy là công cốc hả bố?
Không hẳn vậy, nhiệm vụ của mình là đánh lạc hướng đàn sói. Thấy mình
đánh bẫy, chúng tưởng rằng mình không tổ chức vây bắt, nên kéo về ăn thịt
ngựa. Khi chúng về ta mới bủa vây.