đi chăn bò kiêm chức kế toán của tổ, và là thợ săn nổi tiếng toàn mục
trường. Bố cậu là dân Mông - nửa làm ruộng nửa chăn thả vùng Đông
Bắc. Sau khi thành lập mục trường, ông chuyển cả gia đình về đây sinh
sống, là một trong những hộ ngụ cư ở Ơlon. Phong tục tập quán của người
Mông Đông Bắc và người Mông bản địa khác nhau khá xa, rất ít khi gả bán
cho nhau. Tộc Mông - nửa làm ruộng nửa chăn thả, nói tiếng Hán trôi chảy
bằng giọng Đông Bắc. Họ là người phiên dịch và thầy dạy tiếng Mông đầu
tiên cho các học sinh Trung Quốc. Ông Pilich hầu như không tiếp xúc với
số người Mông này. Đám thanh niên trí thức thì không muốn giữa họ có
mâu thuẫn. Dương Khắc mời Đanchi đến lều từ sáng sớm, khẳng định nỗi
lo của cậu là lại sợ bị sói lừa hoặc gặp nguy hiểm, nên mời Đanchi làm cố
vấn. Đanchi là con người đã nói là làm, sự có mặt của cậu ta là một đảm
bảo cho công việc tốt đẹp.
Trần Trận vội dậy mặc quần áo, chào Đanchi. Cậu ta nhìn Trần Trận cười:
Cậu dám chui vào hang bắt sói con? Cẩn thận đấy, sói mẹ ngửi hơi cậu,
cậu đi đâu nó theo đó.
Trần Trận giật mình, xỏ nhầm tay áo: Vậy ta phải diệt con sói mẹ, không
thì mình chết mất.
Đanchi cười: Mình dọa cậu thế thôi. Sói sợ người. Nó có nhận ra cũng
không dám làm gì cậu. Sói ghê gớm đến thế thì mình tiêu từ lâu rồi. Mình
chui vào hang sói từ năm 13 tuổi, vậy mà đến giờ vẫn sống nhăn.
Trần Trận như trút được gánh nặng, hỏi: Cậu là lao động tiên tiến về diệt
sói, đã hạ tất cả bao nhiêu con?
Không kể sói nhỏ, khoảng sáu bảy chục con sáo lớn, sói con thì bảy tám ổ.
Bảy tám ổ thì chí ít cũng năm sáu chục con. Vậy là cậu đã diệt hơn một
trăm hai mươi con. Sói có trả thù cậu không?
Sao lại không? Mười năm qua, sói đã cắn chết của nhà mình bảy con chó,
cừu thì nhiều hơn, không nhớ cụ thể là bao nhiêu.
Cậu giết quá nhiều sói, nếu không còn sói thì người Mông khi chết làm thế
nào?
Phong tục người Mông vùng Đoanmen chúng tôi như người Hán, khi chết
không cho sói ăn thịt, mà cho vào quan tài đem chôn dưới đất. Người