trong Nguỵ thư chép rằng, thời thượng cổ Thuyền Vu có hai con gái xinh
đẹp, cô em lấy chồng là sói, sinh rất nhiều con trai con gái. Nguyên văn còn
chép: Người em là vợ sói, sinh con. Sau sinh sôi thành một nước. Do vậy
người nước đó thích kéo dài tiếng ca như sói tru…”.
Dương Khắc vội hỏi: Trong “Hung Nô truyện” có chép như vậy à?
Cậu đọc kỹ hơn mình. Đã ghi chép như thế thì đúng là nguồn gốc dân ca
Mông Cổ rồi!
Trần Trận nói: Không sai. “Hung Nô truyện” mình đọc không biết
bao nhiêu lần, những đoạn hay mình đều học thuộc. Người theo nghiệp
sách vở đến Mông Cổ không đọc “Hung Nô truyện” sao được? Trên thảo
nguyên, tôtem sói có mặt khắp nơi, tôtem của một dân tộc, là đối tượng
sùng bái và mô phỏng của dân tộc ấy. Dân tộc sùng bái tôtem sói đem hết
tâm sức ra học tập mô phỏng tất cả những gì của sói, thí dụ kỹ xảo săn
đuổi, thông tin bằng âm thanh, nghệ thuật quân sự, chiến lược chiến thuật,
tính cách chiến đấu, tinh thần đồng đội, tính tổ chức, tính kỷ luật, tính bền
bỉ, tính cạnh tranh “giỏi làm vua”, phục tùng quyền lực, yêu gia tộc và tộc
quần, thờ Tăngcơli (Trời) vân vân. Cho nên mình cho rằng, âm nhạc và dân
ca Mông Cổ ảnh hưởng tiếng tru của sói là tất nhiên, thậm chí còn cố ý bắt
chước là khác. Tất cả những con vật khác trên thảo nguyên như bò cừu
ngựa chó dê vàng chuột cáo v.v… tiếng kêu không kéo dài như sói, chỉ bài
ca của sói và dân ca Mông Cổ mới thế. Cậu thử nghe lại lần nữa xem có
giống không?
Dương Khắc gật đầu lia lịa, nói: Rất giống, càng nghe càng giống,
cậu không nói ra thì mình không suy ngẫm theo hướng này. Hồ Tùng Hoa
hát “Ngợi ca” Mông Cổ, nhất là đoạn mở đầu có bao nhiêu âm luyến bao
nhiêu âm đổ, và tiếng ngân dài, hẳn hoi là mô phỏng tiếng trú của sói. Hai
năm nay nghe rất nhiều dân ca Mông Cổ, bài nào cũng có âm rung, có đổ
hồi luyến láy, tiếc rằng không có máy ghi âm ghi lại để so với tiếng tru của
sói, chắc chắn sẽ tìm ra mối quan hệ giữa chúng với nhau.
Trần Trận nói: Người Hán chúng mình cũng thích nghe dân ca
Mông Cổ, du dương, bao la như thảo nguyên, vậy mà ít người biết dân ca
Mông Cổ bắt nguồn từ sói. Có điều, người Mông ở Nội Mông không chịu