trước và nội tạng đã có mùi. Sói con lại có những ngày tươi sáng cơm no áo
ấm. Số thịt này ăn được mấy ngày nữa. Cái mũi mách bảo sói con: Trong
nhà có thịt dự trữ. Vì vậy trong những ngày này sói con rất vui. Nó thích ăn
thịt tươi nhưng cũng không chê thịt ôi, thậm chí nuốt cả những con giòi
trong thịt một cách ngon lành. Cao Kiện Trung phải kêu lên: Sói con đúng
là cái thùng rác, lều chúng mình có bao nhiêu rác rưởi đều trút hết vào đấy.
Điều kinh dị là bất kể thức ân hư hỏng thối rữa, sói con ăn vào đều
không bị bệnh. Trần Trận và Dương Khắc vô cùng khâm phục khả năng
chịu rét, chịu nóng, chịu đói, chịu khát, chịu thối, chịu bẩn và miễn dịch
của sói con, vật chủng tinh tuyển sau ngàn vạn năm trong hoàn cảnh khắc
nghiệt khiến người ta cảm động, tiếc rằng Đác Uyn chưa đến thảo nguyên
Ơlôn Nội Mông, nếu đến, ông sẽ mê tít sói thảo nguyên, và chắc chắn sẽ có
thêm một chương trong sách của ông.
Sói con lớn rất nhanh, càng lớn càng đẹp mã, càng giống sói hoang
trên thảo nguyên. Trần Trận thay cho nó sợi xích dài hơn, cậu còn định đổi
tên, gọi nó là “sói lớn”, nhưng sói con chỉ tiếp nhận cái tên “sói con”, nghe
Trần Trận gọi “sói con”, nó vui vẻ chạy tới liếm tay, cọ mõm vào đầu gối,
chồm lên bụng. Lại còn nằm ngửa dưới đất bốn vó chổng lên trời cho cậu
gãi bụng. Nhưng nếu gọi “sói lớn” nó làm như không nghe thấy, lại còn
nhìn trước nhìn sau như gọi “người khác” chứ không phải nó. Trần Trận
cười, nói: Mày đến là ngốc! Sau này già rồi chẳng lẽ vẫn gọi là “sói con”
sao? Sói con thè nửa lưỡi cười ngờ nghệch.
Trần Trận thích từng bộ phận trên người sói con, thời gian dài gần
đây cậu thích nghịch tai con sói, đôi tai thẳng tưng, rắn chắc, sạch sẽ, hoàn
hảo và mẫn cảm, là bộ phận hoàn thành sớm nhất tai sói tiêu chuẩn so với
các bộ phận khác, hoàn toàn giống tai sói lớn. Sói con ngày càng có cảm
giác tự thân theo bản năng sói thảo nguyên. Trần Trận ngồi xếp bằng tròn
trước sói con để chơi với nó. Cậu rất muốn nghich tai nó, nhưng hình như
phải có điều kiện di truyền từ giới sói, là phải gãi cuống tai, cổ, toàn thân
cho đã ngứa rồi mới được nghịch tai. Trần Trận thích gập tai sói về phía sau
rồi buông tay, cái tai bật thẳng trở lại như cũ. Nếu gập cả hai tai và cùng lúc
buông tay, hai tai không cùng trở lại, mà một trước một sau phát ra tiếng