lợn, dù lợn nhà hay lợn rừng. Vì rằng dân tộc du mục tây bắc hoặc phương
bắc không khi nào sùng bái con vật họ đã thuần dưỡng hoặc có thể thuần
dưõng. Chỉ những ai không hiểu tính cách ấy của dân tộc du mục Trung
Quốc mới cho rằng họ sùng bái gia súc; từ hình tượng mà xét, mắt lợn
không xếch, mõm lợn không mở ra ngay phía trước, đầu lợn cũng không
dài. Hơn nữa, con lợn thân hình ngắn mà tròn, đuôi ngắn, bất kể lợn rừng
hay lợn nhà đều không thể diễn biến thành rồng. Nói diễn biến thành rồng
là quá khiên cưỡng. Còn sói thì thân dài lông mượt đuôi dài, diẽn biến
thành rồng là có thể. Cậu tưởng tượng bộ da sói hình ống thân dài đuôi dài
treo trên ngọn sào, có phải đúng là đầu sói mình rồng? Mình đoán hình
tưọng rồng bay Trung Hoa rất có thể là hình tượng sói bay lên trời trong
tưởng tưọng của tổ tiên Hoa Hạ thảo nguyên, mỹ hoá và thần thánh hoá con
sói. Năm xưa chúng mình xem hình ảnh sói con bay trên trời, cảm thấy
không chỉ là sói bay mà như rồng bay, có điều, khi ấy mình không khai thác
sâu theo hướng này.
Sau khi về Bắc Kinh, được xem ảnh chụp con rồng ngọc, mình xúc động
ghê gớm, y như gặp lại sói con. Trong điều kiện lúc bấy giờ mà khắc hoạ
trên đá quí con rồng đầu sói mình rồng đẹp đến vây, có thể suy ra tổ tiên
chúng ta quen thuộc và gần gũi con sói đến mức nào. Vả lại, địa điểm rồng
ngọc xuất lộ là ở Nội Mông, quê hương của sói thảo nguyên Mông Cổ, nơi
có nhiều sói lớn và dũng mãnh nhất, có nhiều dân tộc du mục sùng bái
tôtem sói sinh sống nhất và cũng là nơi có nhiều truyền thuyết nhất về "sói
bay" Trung Quốc. Điều này khiến mình tự nhiên nghĩ tới mối quan hệ giữa
tôtem sói và tôtem rồng và bắt đầu nghiên cứu về chúng.
Theo kết quả nghiên cứu của mình, tôtem sói và tôtem rồng chí ít có 7 điểm
giống nhau dưới đây:
Một, tôtem sói và tôtem rồng sớm nhất xuất lộ ở thảo nguyên Nội Mông
hoặc thảo nguyên Mông Cổ kế cận. Nơi này lại đúng là quê hương của
giống sói thảo nguyên Mông Cổ lón nhất, dũng mãnh nhất và đông nhất thế
giới, hơn nữa sói thảo nguyên là đồng hương của dân tộc du mục, người và
sói vật lộn quyết liệt để cùng tồn tại trên thảo nguyên rộng lớn. Do đó, tinh
thần và tính cách sói ảnh hưởng lớn nhất đối với người thảo nguyên, không