như sói bắc cực sống trong rừng xa người, ăn thịt động vật hoang dã là
chính, không ảnh hưởng lớn đến con người, do vậy ở đó khó có tục sùng
bái sói.
Hai, tôtem sói và tôtem rồng nguyên thuỷ đầu và cổ giống nhau, thân tròn
mà dài giống nhau. Rồng ngọc Tamtinh Thala Nội Mông đầu sói mình
rồng, cũng có nghĩa là thời đại đồ đá mới, đầu và cổ tôtem sói và tôtem
rồng hoàn toàn giống nhau, mình cũng giống nhau, đều không có vảy, điều
này chứng tỏ tôtem rồng không diễn biến từ cá hoặc từ rắn. Thời đó, rất có
thể tôtem sói chính là tôtem rồng, tôtenm rồng chính là tôtem sói, hai tôtem
này chưa tách riêng, mà quê của cả hai đều ở thảo nguyên.
Ba, tôtem sói và tôtem rồng đều bay trong tư thế uốn lượn lên xuống để
bay. Trong truyền thuyết, dù là trên thảo nguyên hay trên đại lục Hoa Hạ,
hai tôtem này đều đang bay. Trên thảo nguyên, tôtem sói bay lên trời đưa
linh hồn người lên Tăngcơli, còn tôtem rồng của Hoa Hạ thì đằng vân giá
vũ, kêu gió gọi mưa. Nhưng rất nhiều dân tộc trên thế giới và ở Trung
Quốc, tôtem của họ không biết bay, thí dụ họ thờ gấu, hổ, bò, khỉ…Dân tộc
thảo nguyên và dân tộc nông canh trên đại lục Trung Quốc đều có chung
đặc điểm tôtem bay, điều này không phải trùng hợp ngẫu nhiên.
Điều giông nhau nhất là tư thái bay, tư thái phóng như bay của sói thảo
nguyên là uốn lượn lên xuống, bộ da hình ống của con sói trên đầu sào
cũng uốn lựon lên xuống "bay" trước gió. Con rồng Trung Hoa trong điêu
khắc và trên bích hoạ thì cong người lên mà "bay", động tác giống hệt sói
"bay". Nhưng động tác bơi dưới nước của cá, rắn và cá sấu thì hoàn toàn
khác. Cá rắn cá sấu dựa vào quạt đuôi sang trái sang phải mà tiến lên. Một
đằng là "uốn lượn lên xuống", một đắng là "quạt trái quạt phải", hai tư thái
và động tác hoàn toàn khác biệt chứng tỏ sói là động vật cao cấp hơn rắn cá
sấu.Tôtem rồng không phải diễn biến từ động vật cấp thấp như cá, rắn, cá
sấu, mà diễn biến từ sói, động vật có vú trên thảo nguyên. Có rất nhiều
người Trung Quốc lại cho rằng rồng diễn biến từ cá hoặc rắn bơi trong
nước. Bây giờ vẫn có người bảo rồng lấy nguyên mẫu từ cá sấu, nói vậy là
chưa thấy rõ sự khác nhau về bản chất giữa rồng và cá, rắn, cá sấu, sự khác
nhau giữa "uốn lượn lên xuống" và "quạt trái quạt phải". Do đó, ý nghĩa