TÔTEM SÓI - Trang 618

của sói, rồng không những không bị thuần dưỡng mà còn thuần hoá thần
dân, còn tinh thần cưỡng lại thuần hoá của sói đã bị Nho gia lợi dụng đưa
lên vị trí tối cao, bị thấn thánh hoá.
Căn cứ vào những điểm tương đồng có tính then chốt nêu trên, mình đoán
tôtem rồng Trung Hoa diễn biến từ tôtem sói thảo nguyên, cũng như dân
tộc nông canh Hoa Hạ là diễn biến từ dân tộc du mục. Bởi vì dân tộc du
mục thảo nguyên chưa bao giờ xa rời thảo nguyên nên tôtem sói của dân
tộc thảo nguyên cũng chưa bao giờ biến hình, dân tộc thảo nguyên xưa nay
chỉ sùng bái tôtem sói; Từ viễn cổ, một bộ phận dân tộc du mục rời thảo
nguyên tiến vào khu nông canh của dân tộc Hoa Hạ, cũng là đưa tục sùng
bái Tăngcơli và sùng bái tôtem sói vào cuộc sống nông canh Hoa Hạ. Thời
cổ xưa bất kể chăn nuôi hay nông nghiệp đều dựa vào trời, vì vậy tục sùng
bái trời vẫn được giữ lại sau khi vào khu vực nông canh sinh sống. Nhưng
sau khi bộ tộc du mục biến thành tộc nông canh, tính cách dần bị mềm hoá
dần trở nên sợ sói ghét sói. Vậy là tục sùng bái sói đem từ thảo nguyên về
không thích ứng với cuộc sống và tinh thần nông canh. Thế là tôtem sói dần
dà bị nông canh cải tạo thành hình tượng mới tôtem rồng có khả năng hú
gió gọi mưa.
Thời viễn cổ, thảo nguyên Đông Á chắc chắn có dân tộc du mục sùng bái
tôtem sói.; tôtem thời Phục Hi "đầu người mình rắn". Về sau, trong quá
trình pha trộn bộ tộc, có lẽ tổ tiên người Hoa Hạ lấy tôtem sói và tôtem
"đầu người mình thú" làm chuẩn, sau đó lấy một số chi tiết từ những tôtem
của các bộ tộc khác, thêm vào đó một số tình tiết như vẩy cá, vuốt chim
ưng và sừng hươu, vậy là tôtem sói biến thành tôtem rồng. Trong quá trình
sáng tạo và pha trộn tôtem rồng, tôtem sói đóng vai trò then chốt, vì rằng
hình tượng "mặt ngưòi mình rắn" so với hình tượng tôtem rồng dữ dằn,
khác nhau quá xa. Mình đã xem hình vẽ trên gốm "mặt người mình rắn"
thời Ngưỡng Thiều, đâu phải con rồng? Y hệt con thạch sùng, hoặc như
con rết đầu to bự! Hình tượng u ám và kinh tởm, không hề có giá trị thẩm
mỹ và cảm giác thiêng liêng. Còn như lắp đầu sói vào mình rắn thì khác
hẳn. "đầu sói mình rắn" về cơ bản đã là bản phác thảo nghệ thuật. Về sau,
hình tượng con rồng Trung Hoa sở dĩ oai phong lẫm liệt khiến người nể sợ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.