mà vẫn có giá trị thẩm mỹ, là vì nó mang nhứng nét đặc trưng về hình
tượng cũng như về tính cách của sói. Con rồng "trừu tượng" dứt khoát phải
có cơ sở từ vật thật, mà tôtem dũng mãnh nhất cụ thể nhất lâu đời nhất
trong lịch sử và trong các dân tộc Trung Hoa, chỉ có thể la tôtem sói. Vì
vậy, nếu không tham khảo hình tượng, tính cách và tinh thần tôtem sói,
rồng Trung Hoa không thể thành rồng, mà chỉ là con sâu Trung Hoa.
*
Trần Trận bảo Dương Khắc lên xe. Anh cũng lên xe và bật đèn trong, xem
giờ rồi lại nhìn tấm phích, nói; Còn một vấ đề nữa rất đáng nghiên cứu, đó
là thần thú thao thiết thần bí trong truyền thuyết. Mình cho rằng, thao thiết
cũng điễn biến từ sói, sau đó thao thiết diễn biễn thành rồng. "Từ Hải" giải
thích: Thao thiết là con ác thú tham ăn trong truyền thuyết, xưa khắc đầu nó
lên đỉnh, chuông, vò rượu có tính chất tô điểm". "Lã thị Xuân thu. Tiên
thức" viết: Đỉnh nhà Chu gắn con thao thiết, có đầu không có thân". "Từ
Hải" giải thích chữ ‘thao’: ‘Thao’ có nghĩa là tham, "Hán thư. Lễ nhạc chí"
chép: Cực tham gọi là ‘thao’, chỉ tham ăn."
Mấy câu trên có ba vấn đề cần chú ý:
Một là, thao thiết là ác thú mà không phải là cá rắn trăn cá sấu. Thao thiết
không thuộc họ cá, cũng không thuộc loài bò sát. "Từ Hải" còn chua thêm
hình vẽ. Chỉ cần nhìn thấy là cậu biết ngay nó giống con gì. Nhìn trực diện
đúng là sói, cũng hai mắt tròn mà xếch, rất dữ.
Hai là, thao thiết cực kỳ tham ăn, đặc trưng này rõ ràng để chỉ đặc tính của
sói. "Cực tham ăn" là một trong những đặc tính nổi bật của sói thảo
nguyên. Chúng mình từng nuôi sói, rất biết sói tham ăn như thế nào, có thể
kể ra vô số dẫn chứng. Trên đời không có động vật nào tham ăn hơn sói.
Không tin cứ đi hỏi các mục dân cao tuổi "Thú dữ tham ăn nhất thiên hạ" là
con gì? Khẳng định là sói. Ai cũng biết, "tham" là đại từ chỉ sói tính. Đổng
Trọng Thư nói về Tần: "lấy tham ăn như sói làm nếp sống", gắn tham với
sói. Người Trung Quốc hình dung kẻ tham ăn: "ăn ngấu nghiến như sói như
hổ", lại còn đặt sói trên hổ., chứng tỏ sói tham ăn hơn hổ. Hình dung lòng
tham đều nói: "dã tâm như sói", không nói "dã tâm như hổ".
Do con thao thiết có hai đặc trưng "thú dữ" và "cực tham ăn", hơn nữa hoa