TRÁI CÂY CHỮA BỆNH - MÓN ĂN BÀI THUỐC - Trang 46

Lá cây: thanh nhiệt, giải độc.

TÁC DỤNG TRỊ BỆNH

Quả: trị các chứng gân cốt mệt mỏi, tiêu khát, bệnh trướng nước, xơ gan cổ trướng, đau
răng, viêm nha chu, táo bón, răng lợi chảy máu, chứng nổi ban ở trẻ em, cao huyết áp, đau
họng, viêm amidan, lở loét miệng lưỡi, tiểu tiện khó khăn, kinh nguyệt có dịch trắng tím, vết
thương do bò cạp đốt.

Cách dùng : ăn quả tươi hoặc giã ép lấy nước uống.

Hạt, nhân: trị các chứng như bị thương bầm tím do té ngã, táo bón, ho khạc đờm nhiều,
đầy hơi, chướng bụng.

Cách dùng: 4 - 12,5g; sắc nước uống.

Dùng ngoài da: nghiền nát hạt, nhân mận đắp lên chỗ đau.

Rễ: trị đau răng, tiêu khát, các bệnh về đường tiết niệu: đái buốt, đái dắt, đái ra máu, bệnh
kiết lỵ, mắt mờ có màng, bệnh sởi, nổi ban.

Cách dùng: 10 - 25g rễ mận, sắc nước uống hoặc đốt khô rồi tán bột bôi ngoài da.

Lá: trị sốt cao, phù thũng, lở loét, trị vết thương do kim loại gây ra, thủy thũng, trị ho, trẻ
em sốt cao.

Cách dùng: 10 - 25g lá mận, sắc nước uống.

Dùng ngoài da: dùng lá mận nấu nước tắm hoặc giã nát đắp.

Vỏ rễ: trị khí nghịch, kiết lỵ, giải khát, bệnh phù nề, tê liệt, lở loét, nổi ban.

Cách dùng: 5 - 15g vỏ rễ mận, sắc nước uống.

Dùng ngoài da: giã nát, ép lấy nước bôi.

LƯU Ý KHI DÙNG

1. Ăn mận tươi nhiều sẽ dễ bị tiêu chảy.

2. Những người bị béo phì mức độ nhẹ thì nên ăn, vì mận có tác dụng giảm cân.

3. Người có đờm nhiều nên kiêng ăn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.