tình yêu vô vọng, những ghen tuông, lừa dối, những ước muốn nồng nhiệt
đặc trưng cho trào lưu văn học châu Âu (đặc biệt của Pháp) nửa đầu thế kỷ
19. Cho tới 1860, Alberto mới thực sự trưởng thành với tác phẩm Số Học
trong Tình Yêu, Trái Tim Không Cần Lý Lẽ (Martin Rivas – 1862) và Lý
Tưởng Phù Phiếm (1863) đã vẽ nên bức tranh trung thực của xã hội tư sản
Chi lê trong những năm 30 – 50 của thế kỷ 19. Bị gián đoạn bởi "sự nghiệp
ngoại giao", mãi đến 1897 Alberto mới tiếp tục cho ra đời bộ tiểu thuyết
lịch sử hai tập Thời Loạn – một trong những tác phẩm lớn của ông, trong
đó bộc lộ tình cảm của nhà văn đối với đông đảo quần chúng nhân dân đã
tham dự vào những cuộc chiến đâu nhằm dựng lên một nước Chi lê cộng
hoà.
Trong tinh thần ấy, những tác phẩm cuối cùng của Alberto, trong đó
phải kể đến Đất Người (1904) và Thằng Rồ Estero (1909), ngày càng mang
tính hiện thực sâu sắc và cách mạng – tiến bộ. Ông đã chiếm được tình yêu
và kính trọng của nhân dân Chi lê, xứng đáng với cái tên "Balzac của Chi
lê" mà nhà văn Pablo Neruda đã tặng, xứng đáng với sự ngưỡng mộ của
đông đảo độc giả Mỹ la tinh và nhiều nước khác trên thế giới.
Alberto Blest Gana mất năm 1920 tại Paris.