Tình ca nước Ý
M
ột ngày kia, ở Torino thô kệch, một chiếc gương lớn được dựng
lên trên con đường đi bộ của Corso Vittorio Emanuelle với dòng chữ
“Italia canta la vita” - nước Ý hát bài ca cuộc đời. Dòng người qua lại
ào ạt bỗng dừng chân. Thiếu nữ sửa lại chiếc váy ngắn, chàng trai
chỉnh lại chiếc cravat, phụ nữ luống tuổi buộc điệu chiếc khăn quàng,
còn những cụ già đăm chiêu sờ nếp nhăn trên mặt, cảm giác như nó
hằn sâu hơn. Chiếc gương lớn được đặt ở góc đường, người ta thấy
nhiều hơn bản thân mình trong đó. Người trẻ thấy sức sống từ dòng
người hối hả phía sau. Người già thấy dường như cả thế giới quay
lưng lại với họ. Dòng người xuôi ngược tấp nập như dòng chảy cuộc
đời. Mỗi người mang một thanh âm của cuộc sống, hòa nhịp thành bài
hát dịu dàng nhất. Hãy lắng nghe nước Ý hát về cuộc sống. Còn tôi,
tôi mơ màng tưởng như nghe được một chàng người Ý hát về cuộc
đời.
Nếu để người Ý hát, thì có lẽ đó sẽ là một bài hát lạo xạo tai nghe, y
như cái cách họ quy hoạch đường phố. Bài ca là một cuộc chiến nhộn
nhạo giữa bè và phách.
Hình ảnh hóa âm nhạc, trong tầm mắt tôi hiện ra một con đường với
các ngôi nhà nhấp nha nhấp nhô, đường chỗ cao chỗ thấp, lung tung,
lộn xộn, và bẩn thỉu. Rome là hình ảnh sống động hơn cả. Bởi dân Ý
vốn làm việc chậm chạp, không khoa học và có phần thiếu chuyên
nghiệp. Họ không có phong cách quý tộc như dân Anh, không có sự
lịch thiệp như dân Pháp, không cần mẫn như dân Hà Lan, không quy
cách như dân Đức, họ lộn xộn một cách nghệ sĩ. Nếu ai đó đi làm giấy