Taxi dừng ở tấm gương đầu tiên dẫn vào vùng đất quá khứ, đó là
bức tranh về nạn đói kinh khủng xảy ra năm 1845, người Ireland gọi
nó là Gorta Mór (great hunger). Nạn đói tàn khốc bùng phát ở phía
Nam Ireland, do dịch bệnh khoai tây hoành hành ở châu Âu thời đó
.
Nguồn thực phẩm kiệt quệ, những người đàn ông tha hương tìm việc,
đàn bà trẻ em nai lưng trên những cánh đồng nay đã chẳng còn gì.
Nông dân Ireland đối mặt với cái chết, hằng ngày, hằng giờ. Tệ hơn
nữa khi dân làm thuê không nộp đủ tô, những chủ điền người Anh đốt
nhà, lấy đất, không cho họ một mái nhà, một đường về. Người nghèo
chết dọc đường, trên những mảnh đất lạ. Khắp nơi đâu đâu cũng thấy
những khuôn mặt hốc hác, cánh đồng khô khốc, ngôi nhà tốc mái,
Ireland đã có thời kỳ đau thương đến thế. Một triệu người là một con
số mất mát quá lớn. Trong khi đó dân Anh ở miền Bắc vẫn phè phỡn
no đủ. Đây chính là giọt nước tràn ly, khiến cuộc nổi dậy chống thực
dân Anh của dân Ireland mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
*
Nạn đói ở Ireland với số người chết lên tới gần hai triệu người, bắt
nguồn từ việc một căn bệnh bí ẩn đã biến khoai tây - nguồn lương
thực chính của dân Ireland thành bột đen, khiến người dân Ireland
không có khoai tây ăn, không có khoai tây để canh tác cho các mùa vụ
sau; nạn đói kéo theo việc di cư, bệnh tật đã làm thay đổi tình hình
dân số, tình hình đất nước Ireland và là khởi nguồn của quan hệ căng
thẳng giữa Anh quốc và Ireland suốt hơn một thế kỷ.
Những cuộc nổi dậy ở Ireland thường mong manh, dễ lên dễ dập
như nến trước gió. Mãi tới cuối thập kỷ 70 của thế kỷ XX, sự hà khắc
của chính quyền Thatcher mới thực sự châm ngòi cho những cuộc
biểu tình. Thời kỳ này, sự nổi loạn của dân Ireland làm chính quyền
khó chịu, họ dùng bàn tay thép truy sát tới từng con đường, mái nhà.
Chú lái xe taxi rầu rĩ kể: Lúc đó, đàn ông thường bị bắt bớ vô cớ, có
thể trên đường đi làm, hay trong bữa tối, thậm chí khi đang ngủ.
Những phụ nữ làm cảnh giới, thấy bóng quân đội liền lấy nắp thùng