kỳ của người học đạo, Lục Kiều Kiều tỉ mỉ quan sát kiểm tra một lượt cát
huyệt đã bị phá hoại này, lại dùng la bàn đo đạc cẩn thận. Cuối cùng bốn
người vừa ngắm
phong cảnh, vừa chậm rãi dắt ngựa lên núi.
Tới từ đường ở lưng chừng núi, huyệt Hùng Kê Đề Nhật mà Hữu Hiên
tiên sinh điểm đã ở trước mặt.
Hai hôm trước Lục Kiều Kiều đêm hôm mò lên đây là để bắt thày phong
thủy quay lại kiểm tra mộ phần, tâm tư đặt hết vào chuyện giải sát cục và
bắt người, không để ý lắm tới quang cảnh xung quanh, giờ bình tĩnh
quay lại huyệt Hùng Kê Đề Nhật, mới có cơ hội quan sát huyệt mộ cho
tử tế.
Lục Kiều Kiều dừng ngựa trước từ đường, gọi An Long Nhi châm cho
một tẩu thuốc, tay chống eo ngửa đầu nhìn gió núi nuốt mây nhả sương
xem phong thủy.
Dãy Kê Đề thế núi mạnh mẽ, rừng núi rậm rạp, tuy Lục Kiều Kiều
không có thời gian lên hằn đỉnh núi tìm điểm khởi nguồn của long mạch,
nhưng chỉ đứng từ thôn ôn Phượng dưới chân núi nhìn lên đã có thể nhận
ra long mạch này thuộc Hùng Long kết huyệt (khúc cuối của Hùng
Long), dễ thấy nhất là các âm địa như hang núi đầm nước phối hợp với
nhau, âm dương hòa hợp đương nhiên phát ra phong khí vương giả.
Trên dãy Kê Đề vốn có một con suối, uốn lượn ngoằn ngoèo chảy xuống
chân núi, giữa lưng chừng đọng thành một đầm nước ngọt, quả nhiên là
hình thế thượng hảo trong phong thủy. Lục Kiều Kiều đứng trước từ
đường nhìn xuống chân núi, dưới chân núi là đồng ruộng bao la, dòng
suối rừng từ trên dãy Kê Đề chảy xuống ruộng lúa nước bên dưới vẫn
trong mát ngọt
lành, tưới mát cho đồng ruộng thôn làng, đồi núi phì nhiêu sông nước
hiền hòa, phúc thọ phú quý đương nhiên không phải lo nghĩ.
Phía xa là mạch núi như bức bình phong, quây lấy ruộng lúa nước dưới
chân núi không để nước chảy đi, hình thành một cục thê mạnh mẽ. Bắt
mắt nhất là ngọn núi cao phía xa, hình dáng như con gà trống sừng sững,
lại như lá cờ chiến bay phần phật khi tướng quân bày trận, Lục Kiều