Australoid, cùng giống tương tự là Veddoid, đã lan tràn khắp các hải đảo
Đông Nam Á. Khi đặt chân được lên đại lục, họ liền tiến về phía tây đến
tận bán đảo Ấn Độ. Giống Australoid ngày nay còn sót lại ở miền núi tại
Úc, Phi Luật Tân, Mã Lai Á (bộ lạc miền núi Senoi và Sakai). Giống
Veddoid còn thấy rải rác ở một vài đảo nhỏ thuộc quần đảo Indonesia và ở
Tích Lan. Ngay cả vùng Nam Ấn ngày nay cũng thấy có giống dân pha
Veddoid. Trên toàn vùng Đông Nam Á, so với tổng số dân hiện hữu thì
những sắc dân cổ này chỉ được coi như một thiểu số không mấy quan trọng.
Bách Việt
Sắc dân chiếm đa số trên toàn vùng hiện nay, như chương trên đã nói, là
dân Bách Việt, hoặc Indonesian, hoặc Malay.
Về Bách Việt, trước hết theo Từ Hải, danh xưng này là tiếng để chỉ “chỗ
hỗn tạp gồm bảy tám ngày dặm của trăm giống Việt từ Giao Chỉ đến Cối
Khê, mỗi xứ đều có giòng họ riêng.”
Dài dòng hơn, chúng ta cũng đã được biết qua Ngô Thời Sỹ “Xét theo thiên
Vũ Công, nước Việt ở về phía nam đất Dương Châu. Theo sách Thiên
Quan, từ sao Đẩu mười một độ qua sao Khiên Ngưu đến sao Chức Nữ bảy
độ là tinh kỷ. Kể về sao thì ở về ngôi sửu, cùng một phận đã tinh truyện với
nước Ngô. Cõi nam là Việt môn, có rất nhiều nước như Âu Việt, Mân Việt,
Lạc Việt, cho nên gọi là Bách Việt. Bởi vì miền này ở phía nam Dương
Châu, nên lại gọi là Nam Việt. Vùng đất từ núi Ngũ Lĩnh xuống phía nam
thuộc về Nam Việt.”
Đào Duy Anh kê rõ thêm một số địa điểm “U Việt ở Chiết Giang, Mân Việt
ở Phúc Kiến, Đông Việt ở Giang Tây, Nam Việt ở Quảng Đông, Lạc Việt ở
An Nam.”
Gần đây, Lăng Thuần Thanh (Ling Shun Sheng), giáo sư đại học Đài Loan,
còn ghi thêm một vùng nữa cho dân Bách Việt, đó là tỉnh Hồ Nam, nơi