trước kia vào thế kỷ 3 trước Công nguyên, Tam Lư Đại Phu nước Sở là
Khuất Nguyên đã bị đầy tới. Trong khi bị đầy, Khuất Nguyên đã phóng tác
ra Cửu Ca (trong bộ Sở từ), và theo họ Lăng, nếu xét kỹ Cửu ca thì người ta
sẽ nhận ra những hình ảnh mô tả các cuộc tế lễ tại địa phương này giống
hệt hình ảnh đã được vẽ trên trống đồng Đông Sơn của dân Lạc Việt
Ông Lăng cũng chủ trương rằng “trước kia trung tâm đồng bằng Dương tử
là nơi cư ngụ của giống người Indonesia mà sử sách Trung Hoa gọi là Bách
Việt hay Lạc Việt.”
Nói chung, ta thấy các xứ Việt nằm kế tiếp từ hữu ngạn sông Dương Tử
qua lưu vực Việt Giang, Hồng Hà, tới tận bình nguyên sông Mã. Khu vực
này được ghi nhận vào cuối đời Chiến quốc ở Trung Hoa (thế kỷ 3 trước
Công nguyên). Đó là một vài nhóm Việt đã tổ chức thành quốc gia, còn
những nhóm khác ở rải rác khắp vùng tây nam Trung Hoa thì không biết là
bao nhiêu.
Vào thời này, Thục Phán, thủ lãnh Âu Việt, đã thâu gồm được cả Lạc Việt
và hợp tên hai nhóm Việt này lại là Âu Lạc
. Sau khi Tần Thuỷ Hoàng
thống nhất được Trung Hoa, Tần bèn sai Đồ Thư mang quân đi chinh phục
Bách Việt (214 trước Công nguyên). Trong cuộc giao tranh với quân Tần,
dân Bách Việt ở Hoa Nam ngày nay đã áp dụng lối đánh du kích dai dẳng,
tiêu hao dần quân địch và đã giết được tướng Đồ Thư trong một trận phục
kích. Tuy nhiên về sau quân Tần vẫn thắng vì đông đảo và có tổ chức hơn.
Người Bách Việt bị bại trận bèn thiên di đi nơi khác hoặc lui vào ẩn trong
miền rừng núi. Chỉ có Âu Lạc ở miền cực nam nên tránh được nạn binh
đao. Nam Việt (tức Việt Nam Hải) bị trực tiếp cai trị và cải là quận Nam
Hải. Sau quan uý quận Nam Hải là Triệu Đà thôn tính được Âu Lạc và
nhập chung cả ba xứ Việt cũ thành đế quốc Nam Việt. Lúc Đế Quốc Nam
Việt thành hình thì phần lớn các xứ Việt nhỏ miền Bắc đã suy sụp, tuy
nhiên chắc chắn còn lại hai nước Mân Việt và Đông Việt. Nhưng chẳng bao
lâu sau, năm 135 trước Công nguyên, Mân Việt bị nhà Hán đánh chiếm,
năm 111 trước Công nguyên tới lượt Nam Việt, còn Đông Việt cũng chỉ tồn