giáo sư C. P. Fitzgerald đã đề cập đến tư tưởng đế quốc truyền thống của
Trung Hoa và cho rằng sở dĩ người Hán giữ mãi tư tưởng ấy, vì họ luôn
luôn tự coi là tổ hợp văn minh duy nhất. Đối với những tổ hợp chung quanh
Trunh Quốc, nếu đã có lần tiếp nhận ánh sáng văn minh (nghĩa là đã từng
bị người Hán cai trị) thì đương nhiên sẽ mãi mãi là của người Hán, không
còn lý do gì lại còn thuộc bọn “man di” nữa. Nếu có lỡ mất quyền kiểm
soát, thì người Hán phải tìm cách thâu đoạt lại ngay khi có cơ hội. Sự bành
trướng của đế quốc Trung Hoa trên ba nghìn năm đã được xây dựng trên
nguyên tắc ấy. Các dân tộc “man di” bị Hán tộc đánh thắng sẽ dần dần bị
đồng hoá thành Trung Hoa qua những cuộc thiên cư tràn ngập của người
Hán.
Trích “Báo cáo chính trị (của Mao Trạch Đông) tại Đại Hội Đại Biểu
Toàn Quốc lần thứ 7 của Đảng CS Trung Quốc” ngày 24 tháng 4 năm 1945.
(Mao Trạch Đông Tuyển Tập, tập III, bản dịch Việt ngữ, Sự Thật, Hà Nội,
1960, trang 421, 422).
Văn thư tối mật do Bộ Ngoại Giao Mỹ công bố ngày 3 tháng 10 năm
1971 tại Hoa Thịnh Đốn (theo tin AP, ngày 3 tháng 10 năm 1972, Hoa
Thịnh Đốn.
Tạp chí Novesti Mongolii phát hành từ Mông Cổ số tháng 8 năm 1972
(theo tin AP ngày 4 tháng 9 năm 1972, Budapest.)
Riêng tại Việt Nam, trong một ngàn năm đô hộ (111 trưóc C.N. – 939
sau C.N.) người Tàu đã không di dân lập nghiệp. Có lẽ phần vì miền Nam
nước Tàu chiếm được Bách Việt còn rộng bao la mà dân Tàu hồi ấy còn
tương đối ít, phần vì đất Giao Chỉ là miền hẻo lánh xa xôi, khí hậu lại nóng
ẩm không mấy thích hợp với người Tàu. Dầu sao Trung Hoa cũng đã cố
đồng hoá người Việt bằng văn hoá như tiêu diệt chữ Việt, bắt học chữ Tàu,
rập theo phong tục tập quán Tàu… nhưng rốt cuộc người Việt vẫn là người
Việt và cuối cùng lại dành được chủ quyền. Tinh thần đề kháng mãnh liệt
ấy đã làm ngạc nhiên các sử gia thế giới. Trong cuốn The Smaller Dragon
(Praeger, New York, 1958), tác giả Joseph Buttinger đã cho là một phép lạ
(miracle), khó mà giải thích nổi.
Theo Ping Ti Ho trong Studies On The Population Of China, 1368-1953