- Đông và Đông Bắc: quần đảo Lưu Cầu (Nhật), Cao Ly, đảo Sakhalin
(Nga) và vùng đất của Nga phía Đông Bắc Mãn Châu.
- Vùng Hy Mã Lạp Sơn: tất cả lãnh thổ ba nưóc Népal, Bhutan, Sikkim và
một phần lãnh thổ Ấn.
- Tây và Tây Bắc: phần lãnh thổ Nga ở giáp Tân Cương, toàn thể Ngoại
Mông (Cộng Hoà Nhân Dân Mông Cổ), không kể Tây Tạng đã bị Trung
Cộng chiếm hoàn toàn.
Năm 1960, nhóm sinh viên Népal ở Trung Cộng đã trình cuốn sử lược cho
thủ tướng Népal để báo nguy trong dịp ông này viếng Bắc Kinh. Do đó,
Népal đã cảnh giác và lánh ra dần khỏi vòng ảnh hưởng của Trung Cộng.
Trường hợp các nước nhỏ ở vùng Hy Mã Lạp Sơn cũng vậy. Ngay từ
1939, Mao Trạch Đông đã tuyên bố Népal và Bhutan là đất Trung Hoa bị
đế quốc ăn cướp mất qua những hiệp ước bất bình đẳng. Còn Sikkim thì
mãi đến 1954 mới được ghi vào bản đồ Trung Hoa và chú thích là phần
lãnh thổ Trung Hoa bị Anh chiếm đóng từ 1889. Trên thực tế, Népal trước
kia là một nước độc lập cũng ở trong tình trạng phải triều cống Trung Hoa
như Việt Nam (định kỳ 5 năm vào cuối thế kỷ 19), còn Bhutan và Sikkim
thì không có liên hệ gì với Trung Quốc cả.
Vì ở trong tình trạng chiến tranh, chính phủ Sài Gòn chỉ phản kháng
khơi khơi bằng văn thư và những lời tuyên bố; chính phủ Hà Nội thì hoàn
toàn im lặng, phần vì mặc nhiên coi là vùng lãnh thổ dưới vĩ tuyến 17, phần
vì mắc kẹt với vụ chiếm đóng của Trung Cộng.