(Bornéo), Nam Dương thuộc Hòa, bán đảo Mã Lai và Phi-líp-Pin.
Trong thập niên 30 thế kỷ này, khẩu hiệu "phục hoạt Malay" đã được tổ
chức Thanh Phi của sinh viên Phi-líp-pin nêu lên làm biểu thức tranh đấu.
Manuel Quézon, tổng thống nước Phi tự trị dưới quyền bảo hộ của Mỹ từ
1935 đến 1941, lại đề cập đến một liên bang rộng lớn hơn bao gồm không
những khu vực hải đảo mà còn tất cả các quốc gia lục địa của Đông Nam
Á. Theo ông, một liên bang như vậy sẽ tự túc tự cường được về mặt kinh
tế, sẽ ổn cố về mặt chính trị và có thể đứng vững trước mọi áp lực quốc tế.
Tại Indonesia, lãnh tụ Cộng sản Tan Malaka không quan tâm đến vấn đề
chủng tộc như các lãnh tụ Phi, mà chỉ nghĩ đến một liên bang rộng lớn theo
chủ nghĩa xã hội gồm cả Đông Nam Á lẫn Úc Châu mà ông gọi là "Aslia".
Trên khu vực lục địa, tiếng gọi liên kết được cất lên đầu tiên ở Thái. Vào
năm 1939, năm mở màn thế chiến 2, Phibun Songkhram cùng nhóm cầm
quyền đã bỏ quốc hiệu Xiêm cũ, đổi thành Mường Thái (có nghĩa là Xứ
Thái, tiếng Anh: Thailand) và tung ra chủ trương giải phóng các quốc gia
gốc Thái tại Đông Nam Á lục địa, nhằm tạo lập một nước (hoặc liên bang)
Đại Thái hùng mạnh. Người ta ngờ rằng chủ trương này đã chịu ảnh hưởng
của chủ nghĩa Đại Đông Á được tổ chức ở Đông Kinh vào tháng 11-1943,
đại biểu Đông Nam Á có tổng thống José P. Laurel của Phi, thủ tướng Ba
Maw của Miến và hoàng thân Wan Waithayakon của Thái.
Ở Việt Nam, ngay trong những năm cuối của thế chiến 2, nhà cách mạng
trẻ tuổi Thái Dịch Lý Đông A cũng đã hình dung ra một liên bang bao gồm
toàn thể các nước Đông Nam Á mà ông gọi là Liên Bang Đại Nam Hải.
Ông luôn luôn nhấn mạnh đến nhu cầu liên kết Đông Nam Á và mơ tưởng
tới một cuộc bung vỡ của toàn thể các dân tộc trong vùng hầu giải quyết
những bế tắc thời đại mà tranh đoạt lấy quyền làm chủ của tự mình
.
Điều đáng tiếc là Lý Đông A đã bị Cộng Sản Việt sát hại ít lâu sau thế
chiến và chủ trương kết khối Đông Nam Á của ông cũng bị chìm trong
quên lãng.
Nói chung, trong thời kỳ đầu, ta thấy giới trí thức Phi-líp-pin đã đi tiên
phong trên đường học hỏi Tây Phương, nên những người làm chính trị có
tầm nhìn xa hơn, thấu đáo phần nào thế tương quan giữa các quốc gia và