các khối quốc gia trong sinh hoạt quốc tế. Do đó, ý chí kết khối tiên khởi
này nở ra ở đất này, mặc dù được thúc đẩy bởi động lực "lãnh đạo khu vực"
với một chút vốn liếng văn minh Tây phương dở dở dang dang của Phi.
Những người lãnh đạo Thái thì rõ ràng có chủ đích thiển cận hơn với dự
tính mượn tay Nhật đánh đổ chế độ thực dân Anh Pháp, nhất là Pháp ở mạn
đông, để nếu thắng lớn thì ăn cả lục địa (Đông Nam Á), thắng nhỏ thì cũng
bành trướng được sang Lào và Kampuchea một phần lãnh thổ. Đúng như
Lý Đông A đã nhận định: "Đại Thái chủ nghĩa tức là Đại Việt chủ nghĩa đẻ
non và đồng hóa vào trận doanh cực quyền. Thái chỉ là phụ thuộc của Nhật.
Nhật thắng thì đưa Thái lên trình độ cắt của ta đôi chút đất …"
.
Tuy nhiên Lý Đông A lại tin là khi Nhật bại, Nhật (và Thái) sẽ thành người
bạn bí mật cho cuộc phục hoạt và phục hưng Việt
. Sự thật, dù trong thế
chiến với sách lược phát triển sức mạnh vũ trang theo chiều cao của bọn
quân Phiệt, hay trong hậu chiến với sách lược phát triển sức mạnh kinh tế
theo chiều rộng của bọn tài phiệt, Nhật bản chưa hề có ý định từ bỏ ý đồ đế
quốc đối với khu vực Đông Nam Á chúng ta.
Qua Vận Động Tiếp Nối
Thế chiến II vừa chấm dứt, ý kiến về việc liên kết các nước Đông Nam Á
lại được đề ra bởi một lãnh tụ Việt Nam khác, ông Hồ Chí Minh. Hồ Chí
Minh, nguyên là Ủy Viên Đông Phương Bộ, phụ trách Đông Nam Á Vụ
của Cộng Sản Đệ Tam Quốc Tế, dĩ nhiên cũng luôn luôn mơ tưởng đến
việc "giải phóng" vùng đất trách nhiệm của mình. Vì vậy, cách mạng tháng
8 vừa thành công, họ Hồ liền đánh điện cho Sukarno, lãnh tụ Indonesia, kêu
gọi cùng tuyên cáo tiêu đích đấu tranh chung (chống thực dân) và tạo dựng
nền tảng cho những nỗ lực giữa các nước Đông Nam Á sau này.
Sukarno lúc ấy đã không chia sẻ điều họ Hồ mong mỏi, nhưng sau này đã
có lần nghĩ đến một cái trục chẳng những liên kết 3 thủ đô Đông Nam Á là
Djakarta, Phnom Penh và Hà nội mà còn chạy dài lên miền bắc tới tân Bắc
Kinh và Bình Nhưỡng! Còn họ Hồ thì đã trót dấn thân vào hai cuộc chiến
tranh liên tiếp cho đến mãn đời, nên mưu tính của ông cũng chỉ giới hạn
trong khu vực Đông dương, xa nhất là tới một phần lãnh thổ Thái, với các