Indonesia đã trả lời dứt khoát là Indonesia chỉ nói chuyện trên căn bản hai
nước, hoặc trên căn bản Á Phi theo tinh thần Bandung, và từ khước đề cập
đến vấn đề chống cộng hay vấn đề liên kết với Tây phương.
Dù sao, Liên Minh Kinh Tế Và Hữu Nghị ĐNA vẫn còn âm hưởng trong
vùng và âm hưởng ấy đã được đáp ứng với cuộc gặp gỡ Phi-Mã-Thái để
thành lập Hiệp Hội Đông Nam Á (ASA) ở Bangkok ngày 31 tháng 7 năm
1961.
Để tránh thành kiến bất lợi, ba nước hội viên sáng lập Hiệp Hội ĐNA đã
phải nhấn mạnh đến các mục tiêu tích cực của tổ chức, đặc biệt là về địa
hạt kinh tế, hầu làm nhẹ bớt mục tiêu chống Cộng tiềm ẩn ở trong. Hiệp hội
ĐNA lấy khối Bắc Âu làm mẫu kết hợp. Thành quả sơ khởi của Hiệp hội là
việc giản dị hóa những thủ tục di nhập giữa ba nước và tạo dựng những tiện
nghi liên lạc (hàng không, đường sắt, viễn thoại). Nhưng công trình Hiệp
hội ĐNA cũng chỉ được đến đó rồi lại đình trệ vì mâu thuẫn địa phương
nẩy sinh ra giữa Mã Lai và Phi-líp-pin trong việc thành lập Liên Bang Mã
Lai Á.
Maphilindo
Trở lại ý thức kết hợp dân tộc Malay, năm 1961, Subandrio, ngoại trưởng
Indonesia đã nói trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc “Thực sự giữa những
người gốc Malay có một ước mong thành khẩn kết tụ với nhau và dồn mọi
nỗ lực quốc gia và một mục tiêu chung về chính trị, kinh tế cũng như văn
hóa … Chính thủ tướng Liên Bang Mã Lai, Tengku Abdul Rahman cũng đã
hăng hái tán thưởng ý niệm này”.
Quả vậy, dân Malay trong Liên Bang Mã Lai đã trông vào sự hình thành tổ
hợp Đông Nam Á hải đảo như một lối thoát ra khỏi cuộc xâm lăng thầm
lặng của tập thể người Tàu trên đất Mã. Năm 1959 khi viếng Manila,
Rahman đã thiết tha kêu gọi người Phi hãy liên kết chặt chẽ với những
người “anh em gốc Malay.” Ông ta cũng đã nói tới “sự phục hoạt của nòi
giống Malay sau thời kỳ phân hóa vì Tây phương thống trị” nhằm đưa đến
“công cuộc xây đắp mối liên kết chặt chẽ hơn giữa nhân dân gốc Malay
trong toàn vùng”
Cũng trong năm, Eduardo L. Martelino, một nhà văn Phi đã xuất bản một