không được dùng làm nơi xuất phát khuynh đảo trực tiếp hay gián tiếp nền
độc lập của quốc gia Malay khác. Thông cáo cũng nhấn mạnh “Hòa bình và
an ninh trong vùng nằm trước hết trong tay chính phủ và nhân dân các
nước. Ba chính phủ phải tham khảo ý kiến lẫn nhau một cách chặt chẽ về
những vấn đề này”.
Tuyên cáo Manila đã mô tả ba nước Malay anh em đều sát cánh trong công
cuộc “chiến đấu chống lại chủ nghĩa thực dân và đế quốc”. Nhưng quan
trọng hơn hết, tuyên cáo nhấn mạnh Hội nghị cấp cao ba nước là “những
bước đầu tiến tới thành lập Liên bang Maphilindo”, một Liên bang qui tụ
các dân tộc Malay ở ĐNA hải đảo, bộ tộc đông đảo và quan trọng nhất còn
sót lại của đại tộc Bách Việt.
Tiếng vọng Manila đã được tiếp nhận một cách say sưa, đầy tin tưởng trong
quảng đại quần chúng Malay. Đâu đâu người ta cũng nói đến Maphilindo,
đến nỗi đối với nhiều người, Maphilindo đã gần như trở thành một thực thể.
Một nhà văn Phi đã hãnh diện kể lại: Khi qua Liên bang Mã Lai Á và Cộng
hòa Indonesia, có người hỏi ông ta là dân xứ nào, ông ta đã không ngần
ngại trả lời “Tôi là công dân Liên Bang Maphilindo”
Nhưng còn các nhà lãnh đạo ba nước? Ngay sau hội nghị thượng đỉnh,
trong khi hào quang của thắng lợi chung Maphilindo còn chưa tắt trên đỉnh
cao thì ba nhân vật cầm đầu đã lặng lẽ rẽ về ba ngả đường khác biệt.
Mã Lai tiếp tục tiến hành việc thành lập Liên Bang Mã Lai Á (chính thức
thành hình ngày 16 tháng 9 năm 1963) và kết khối chặt chẽ hơn với quan
thầy Anh. Hai thế lực ở Mã, bọn chính trị gia của giai cấp phong kiến Mã
và bọn con buôn Trung Hoa, đều có khuynh hướng xa rời Djakarta, nên dần
dần Mã Lai Á đã tự làm nguội ngọn lửa Maphilindo trong quần chúng Mã.
Phi, với ảnh huởng Mỹ còn chĩu nặng, đã vội quên đi “nguyên động lực anh
em Malay ruột thịt” mà tự khoác cho sự thành hình Maphilindo một ý
nghĩa chống Cộng thân Mỹ. Chính trị gia Phi đã cho rằng chính Trung