TRĂM VIỆT TRÊN VÙNG ĐỊNH MỆNH - Trang 254

cuốn sách nhan đề Someday Malaysia nhằm cổ võ việc thành lập một Liên
bang gồm có Indonesia, Phi-líp-pin và Mã Lai.
Tháng 7 năm 1962, nhân vụ rắc rối vì tranh chấp Bắc Bornéo giữa các nước
trong vùng, Tổng thống Phi Macapagal đã kêu gọi nhân dân gốc Malay hãy
lấy tình ruột thịt xóa bỏ hận thù đang khơi lên do ý tưởng bành trướng quốc
gia nhỏ hep. Ông cho rằng “đó là việc chính nhân dân Malay chúng ta phải
tự làm lấy” và đề nghị “một hình thức Liên bang Đại Mã Lai, khởi đầu
bằng sự kết hợp bán đảo Mã Lai, Phi-líp-pin, Tân-gia-ba, Sarawak, Brunei
và Bắc Bornéo”. Tổ hợp đầu tiên này sẽ để cửa ngỏ cho Indonesia tự do
bước vào khi thấy thuận tiện. Vẫn theo ông, “với hình thức đó, vùng ĐNA
hải đảo sẽ trở thành một liên bang thống nhất có một nền chính trị, kinh tế,
văn hóa cũng như địa lý rất hoàn hảo.”
Từ khi Mã và Anh thỏa thuận kế hoạch xúc tiến việc thành lập Liên Bang
Mã Lai Á, tranh chấp giữa Indonesia và Mã Lai càng ngày càng trở nên gay
cấn hơn, nhất là sau cuộc vũ trang nổi dậy của Đảng Ra’kyat ở Brunei vào
tháng 12 năm 1962. Trong mấy tháng đầu năm 1963, những va chạm liên
tiếp giữa hai nước đã tưởng sẽ trở thành vết rạn nứt vô phương hàn gắn,
nhưng nhờ những nỗ lực vận động hòa giải bên trong, Sukarno và Rahman
đã nhận gặp nhau ở Đông Kinh trong hai ngày 31 tháng 5 và ngày 1 tháng 6
năm 1963. Cuộc gặp gỡ đã mở đầu cho những lần thương nghị sau đó.
Từ ngày mồng 7 đến ngày 11 tháng 6 năm 1963, các ngoại trưởng Phi
(Pelaez), Indonesia (Subandrio) và Mã Lai (Razak) đã họp ở Manila. Hội
nghị này đã đưa ra thỏa ước Manila, tuy nội dung chưa minh định rõ rệt
một đường hướng cụ thể nào, nhưng đã thấy có sự đồng ý thu xếp mọi
chuyện trong vùng một cách hòa bình và trong tình anh em ruột thịt. Hội
nghị này đã mở đầu cho bước gặp gỡ quyết định của Sukarno, Macapagal
và Rahman từ ngày 30 tháng 7 đến ngày 5 tháng 8 năm 1963 cũng tại
Manila. Ngay ngày đầu ba nhà lãnh đạo đã ký thỏa ước do các ngoại trưởng
hoàn thành từ tháng sáu. Sau đó, hội nghị cũng đã đưa ra hai văn kiện: Bản
Tuyên Cáo Manila và Thông Cáo Chung.
Trong Thông Cáo Chung, ba nước đã khẳng định rằng: các xứ Malay có
căn cứ quân sự tạm thời của ngoại quốc phải bảo đảm là các căn cứ này sẽ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.