Cộng là nguyên động lực thúc đẩy ba xứ Malay xích lại gần nhau tìm sự hỗ
tương, cộng tác và thống nhất. Báo chí Phi cũng nhận định “Dân tộc Malay
đã tìm được một mẫu số chung để thống nhất — đó là mối đe dọa của
Trung Cộng”
. Ngay cả tổng thống Macapagal cũng đã có lần cho rằng:
“Bắc Kinh là mối đe doa lâu dài của thế giới Malay”, và rằng “Indonesia
với tiềm lực lớn lao sẽ đóng vai trò lãnh đạo thế giới này chống lại sự bành
trướng và phiêu lưu của Hoa Lục”.
Với Sukarno, việc lãnh đạo thế giới Malay là điều được coi như đương
nhiên. Sau Hội Nghị Manila, Djakarta đã tự gán cho mình trách nhiệm an
ninh toàn vùng và quả quyết thế giới Malay đang nằm trong vòng ảnh
hưởng của mình. Sukarno nói “Indonesia công nhận có quyền và trách
nhiệm bảo vệ nền an ninh và hòa bình trong vùng với các lân quốc là Phi và
Mã”. Tiến xa hơn nữa, Tham Mưu Trưởng Quân Đội Indonesia còn cho
rằng Indonesia trách nhiệm nền an ninh và sự thăng bằng toàn thể ĐNA
qua khuôn khổ Maphilindo. Tóm lại, lãnh đạo khối Malay thì có, nhưng
lãnh đạo để chống lại Trung Cộng như điều mong ước của Phi thì chắc
chắn là không. Đối tượng đấu tranh của Indonesia lúc ấy chính là và chỉ là
Đế Quốc Tư Bản, cụ thể là Mỹ và Anh. Trong nội bộ, đảng Cộng sản
Indonesia ngày càng mạnh, ảnh hưởng nặng nề tới chính sách đối ngoại của
Sukarno và đã là một trong những nguyên nhân thúc đẩy Indonesia châm
ngòi chiến tranh với Mã.
Nếu Maphilindo đã làm nhiều người hy vọng lúc đầu thì cũng lại làm cho
nhiều người thất vọng sau đó. Năm 1964, Kampuchea đã tỏ ra rất quan tâm
đến đề nghị mở rộng Maphilindo của Phi (với dự tưởng sẽ hạn chế bớt
được sự khống chế của Indonesia) và Sihanouk đã hứa sẽ xin gia nhập khi
Maphilindo chính thức thành lập. Song, Maphilindo chẳng bao giờ được
chính thức thành lập cả!
[còn tiếp]