Cộng trong vùng Đông Nam Á. Đây là một tổ chức của khối Mỹ nhưng do
hai đại diện tư bản trong khu vực – Nhật, Úc – cầm đầu. Từ khi Mỹ đổi
chính sách với Hoa Lục, Hội Nghị này đã không còn lý do để tồn tại;
chuyện tan vỡ hoàn toàn chỉ còn là vấn đề thời gian
. Hơn nữa, phạm vi
của Hội nghị đã bao trùm khắp miền Tây Thái Bình Dương, nên cũng như
Tổ Chức Liên Phòng Đông Nam Á, không thể coi là một hình thức kết hợp
Đông Nam Á
.
Mặt Trận Nhân Dân Đông Dương
Về phía CS, tại ĐNA, chưa có một hình thức tổ chức nào đáng kể với ý
nghĩa kết hợp vùng. Lý do giản dị là vì ở đây, ngoài nhà nước CS duy nhất
là Bắc Việt, trên nhiều nước khác, CS chỉ mới tới giai đoạn lập mặt trận để
đấu tranh giành chính quyền. Lý do khác là vì trong cuộc tương tranh Nga
và Tàu, chưa bên nào thực sự tạo được ảnh hưởng độc tôn trong đám CS
ĐNA. Vì vậy, CS Việt, Lào, Kampuchea cũng chẳng có hẳn một nơi vững
chắc để mà bám trụ.
Đã từ lâu, CS VIệt sử dụng chính sách đi dây giữa Nga và Tàu. CS Lào và
Kampuchea không mấy bận tâm đến vấn đề đối ngoại, vì chỉ việc đi theo
con đường mà CS Việt đang đi. Hà Nội luôn luôn có ý đồ kết khối Đông
Dương, nhưng chỉ hành xử qua tổ chức Đảng, vì như ai nấy đều biết hai
Đảng CS Lào và Kampuchea chính là con đẻ của Đảng CS Đông dương,
tiền thân của Đảng Lao Động Việt Nam ngày nay.
Do đó, vấn đề hình thức liên minh hay hiệp hội không từng được đặt ra với
Hà Nội. Tuy nhiên, Hà Nội cũng không bỏ lỡ những cơ hội bên ngoài đưa
đến để tạo thêm đường giây khuynh loát các nước Đông Dương. Cơ hội ấy
đã do Sihanouk mang lại lần đầu tiên trong đề nghị tổ chức Hội Nghị Nhân
Dân Đông Dương tại Phmon Peng nhân dịp kỷ niệm lễ độc lập Kampuchea
lần thứ 11 ngày 9 tháng 11 năm 1964.
Nguyên vào năm 1964, Pháp nhận thấy cần phải hành động tích cực để lấy