ra ngoài hệ thống Đảng CS mà chính bản thân ông ta không dự phần. Lần
này thì Bắc Kinh đứng ra đỡ đầu cho Sihanouk, y như Paris đã làm trước
kia. Bắc Kinh vẫn ngầm chống lại việc Hà Nội khuynh loát đảng CS các
nước Đông Dương khác và trông đợi ở hội nghị mới một chiều hướng
thuận lợi hơn cho Bắc kinh trong việc tranh chấp với Nga sô. Thực tâm Bắc
kinh không có ý hỗ trợ cho chủ trương liên kết Đông Dương.
Với sự tiếp tay của Bắc Kinh, Hội Nghị Cấp Cao Nhân Dân Đông Dương
đã được triệu tập tại Quảng Châu trong hai ngày 24 và 25 tháng 4 năm
1970. Đại biểu các thành viên của hội nghị gồm có Phạm văn Đồng (Bắc
Việt), Sihanouk (Kampuchea), Souphanouvong (Lào) và Nguyễn Hữu Thọ
(Nam Việt).
Hội nghị đã đưa ra một bản tuyên bố chung, thật ra là một văn kiện kết ước
với nhau giữa các thành viên, gồm những điểm chính sau:
· Lên án Mỹ vi phạm các hiệp định Genève 1954 về Đông Dương và 1962
về Lào.
· Đề cao tinh thần đoàn kết chiến đấu chống Mỹ của các phong trào CS và
thân Cộng tại các nước Đông Dương.
· Các bên cam kết tận tình giúp đỡ nhau.
· Các bên chấp nhận thi hành 5 nguyên tắc sống chung hòa bình trong việc
giao thiệp với nhau.
Sau hết, hội nghị quyết định sẽ mở các cuộc tiếp xúc khi thấy cần giữa các
nhà lãnh đạo cao cấp hoặc đại diện có thẩm quyền để trao đổi ý kiến về các
vấn đề hệ trọng chung.
Thực tế mà nói, trước hay sau hội nghị, vai trò cầm đầu của Bắc Việt cũng
chẳng có gì thay đổi. Hội nghị được bày ra, trái với điều mong mỏi của Bắc
Kinh và Sihanouk, đã chỉ củng cố thêm vị thế của Hà Nội mà thôi. Trong
hội nghị, người ta thấy vai trò Nguyễn Hữu Thọ chỉ là vai trò hết sức tượng
trưng. Vì phái đoàn của Thọ không hề được coi là phái đoàn của một
“nước” như các phái đoàn khác. Ngay trong hội nghị, về số nước Đông