dương, người ta cũng chỉ nói đến ba, chứ không bao giờ đến bốn. Vai trò
Souphanouvong với chức vụ chủ tịch Mặt Ttrận Lào Yêu Nước có lẽ tạm
coi là xứng hợp với Phạm văn Đồng trong tổ chức CS Việt Nam.
Souphanouvong, cũng như Đồng, vẫn thường được coi là nhân viên hành
chánh hàng đầu; hơi có liên hiệp ở Vientianne là đảng lại đẩy ông ra nắm
ghế trong nội các. Người thực sự điều khiển bên trong đảng CS, tức đảng
Nhân dân Lào (Phak Pason Lao) là tổng bí thư Kaysone Phomvihane. Còn
vai trò Sihanouk là một vai trò khá đặc biệt. Đối với phe CS Á Đông
(Trung Hoa, Bắc Việt, v.v…), Sihanouk vẫn là quốc trưởng của vương quốc
Kampuchea, nhưng trong hệ thống đảng, ông ta không có chỗ đứng.
Có thể nói, trong Mặt Trận Nhân Dân Đông Dương của CS, Sihanouk chỉ
được CS đưa ra như một nhân vật trang trí. Điều rắc rối là Sihanouk lại biết
rõ thâm ý ấy và đã cố gắng tạo uy thế riêng của mình vượt ra ngoài vòng
kiêm tỏa của CS cả trên trường quốc tế lẫn quốc nội. Đã có lần, khi tức
giận lên, Sihanouk không ngại miệng vạch rõ thâm ý của CS ra, nhưng
nhiều khi ông ta lại tự ru mình trong ảo tưởng “lãnh tụ tối cao” của “Lực
Lượng Vũ Trang Nhân Dân Giải Phóng Dân Tộc Kampuchea” khá hùng
hậu hiện tại.
Trên thực tế, thành phần chủ công của lực lượng ấy, tính đến 1973, là một
sư đoàn CS Việt Nam, thành phần trung gian là các trung đoàn liên hợp
Việt-Khmer thuộc cấp quân khu. Khmer thuần túy chỉ thấy ở các đơn vị địa
phương, du kích. Còn danh hiệu LLVTNDGPDT/KPC thường được nêu ra
trong các bản tin chiến sự, các thông cáo chiến thắng, chẳng qua chỉ là cái
bình phong che phủ trên đất Kampuchea của chính Bộ Chỉ Huy Miền, bộ
phận quân sự thuộc Trung Ương Cục Miền Nam của CS Việt. Từ 1970,
lãnh thổ Kampuchea đã được CS Việt chia ra thành quân khu tương tự như
tại Nam Việt Nam để tiện điều hành quân vụ.
Rút cục, đâu đâu cũng quy về Hà Nội. Và, dù có văn kiện kết khối hay
không thì Hà Nội cũng vẫn nắm trọn toàn khối Đông dương bên phe Cộng.